Giám sát giao nhận và giám sát cắt hủy tiền in hỏng đúc hỏng của các cơ sở in, đúc tiền như thế nào?
Giám sát giao nhận tiền in hỏng đúc hỏng của các cơ sở in, đúc tiền như thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 07/2017/TT-NHNN quy định như sau:
Giám sát giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
Giám sát việc giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng từ kho của các cơ sở in, đúc tiền đến kho của Hội đồng tiêu hủy tiền, đồng thời kiểm tra sự khớp đúng về số lượng, cơ cấu thực tế nhập kho Hội đồng tiêu hủy với số liệu theo quyết định của Thống đốc.
Theo quy định trên, giám sát việc giao nhận tiền in hỏng đúc hỏng từ kho của các cơ sở in, đúc tiền đến kho của Hội đồng tiêu hủy tiền, đồng thời kiểm tra sự khớp đúng về số lượng, cơ cấu thực tế nhập kho Hội đồng tiêu hủy với số liệu theo quyết định của Thống đốc.
Giám sát tiêu hủy tiền in hỏng đúc hỏng (Hình từ Internet)
Ai là người xác nhận kết quả kiểm đếm tiền in hỏng đúc hỏng trên biên bản do Hội đồng tiêu hủy lập?
Theo Điều 17 Thông tư 07/2017/TT-NHNN quy định giám sát kiểm đếm tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng như sau:
Giám sát kiểm đếm tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
1. Giám sát việc giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng giữa kho của Hội đồng tiêu hủy với Tổ kiểm đếm và ngược lại.
2. Giám sát việc chấp hành các quy định về kiểm đếm. Trong ngày, số tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng Tổ kiểm đếm không kiểm đếm hết hoặc đã kiểm đếm nhưng chưa giao Tổ cắt hủy thì phải được niêm phong và gửi lại kho của Hội đồng tiêu hủy.
3. Trong quá trình giám sát, nếu cần thiết, công chức giám sát có thể yêu cầu kiểm đếm lại. Tất cả các trường hợp được phát hiện trong khâu kiểm đếm như thừa, thiếu, lẫn loại phải lập biên bản và xử lý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Cuối ngày, Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ giám sát kiểm đếm xác nhận kết quả kiểm đếm trên biên bản do Hội đồng tiêu hủy lập.
Theo quy định trên, giám sát kiểm đếm tiền in hỏng đúc hỏnglà giám sát việc giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng giữa kho của Hội đồng tiêu hủy với Tổ kiểm đếm và ngược lại.
Đồng thời, giám sát việc chấp hành các quy định về kiểm đếm. Trong ngày, số tiền in hỏng, đúc hỏng Tổ kiểm đếm không kiểm đếm hết hoặc đã kiểm đếm nhưng chưa giao Tổ cắt hủy thì phải được niêm phong và gửi lại kho của Hội đồng tiêu hủy.
Trong quá trình giám sát, nếu cần thiết, công chức giám sát có thể yêu cầu kiểm đếm lại. Tất cả các trường hợp được phát hiện trong khâu kiểm đếm như thừa, thiếu, lẫn loại phải lập biên bản và xử lý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Cuối ngày, Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ giám sát kiểm đếm xác nhận kết quả kiểm đếm trên biên bản do Hội đồng tiêu hủy lập.
Giám sát cắt hủy tiền in hỏng đúc hỏng về những vấn đề gì?
Theo Điều 18 Thông tư 07/2017/TT-NHNN quy định việc giám sát cắt hủy tiền in hỏng, đúc hỏng như sau:
Giám sát cắt hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
1. Giám sát việc giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng từ kho của Hội đồng tiêu hủy, Tổ kiểm đếm đến Tổ cắt hủy và ngược lại.
2. Giám sát việc thực hiện cắt hủy theo đúng quy định về tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng, đảm bảo phế liệu tiêu hủy không thể khôi phục như trạng thái ban đầu dưới bất kỳ hình thức nào.
3. Giám sát cá nhân thực hiện nhiệm vụ tiêu hủy tiền khi vào, ra khu vực tiêu hủy.
4. Giám sát số tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng đã giao Tổ cắt hủy nhưng không cắt hủy hết trong ngày, được niêm phong, có đủ chữ ký của các thành phần theo quy định và gửi lại kho của Hội đồng tiêu hủy.
Cuối ngày, Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ giám sát cắt hủy xác nhận số tiền đã cắt hủy thực tế trên biên bản do Hội đồng tiêu hủy lập.
Theo quy định trên, giám sát cắt hủy tiền in hỏng đúc hỏng là giám sát việc giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng từ kho của Hội đồng tiêu hủy, Tổ kiểm đếm đến Tổ cắt hủy và ngược lại.
Đồng thời, giám sát việc thực hiện cắt hủy theo đúng quy định về tiêu hủy tiền in hỏng đúc hỏng, đảm bảo phế liệu tiêu hủy không thể khôi phục như trạng thái ban đầu dưới bất kỳ hình thức nào. Và giám sát cá nhân thực hiện nhiệm vụ tiêu hủy tiền khi vào, ra khu vực tiêu hủy.
Và giám sát số tiền in hỏng, đúc hỏng đã giao Tổ cắt hủy nhưng không cắt hủy hết trong ngày, được niêm phong, có đủ chữ ký của các thành phần theo quy định và gửi lại kho của Hội đồng tiêu hủy.
Cuối ngày, Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ giám sát cắt hủy xác nhận số tiền đã cắt hủy thực tế trên biên bản do Hội đồng tiêu hủy lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?