Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là gì? Thời hạn lập Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp?
Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 giải thích về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp như sau:
Giải thích từ ngữ
...
3. Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là việc Nhà nước sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước hoặc vốn từ các quỹ do Nhà nước quản lý để đầu tư vào doanh nghiệp.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 4 Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định về mục đích của việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp:
Mục đích của việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và công khai thông tin tài chính doanh nghiệp
1. Đánh giá việc tuân thủ quy định về phạm vi, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
2. Đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
3. Giúp nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh.
4. Thực hiện công khai minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp nhà nước.
5. Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Từ những quy định này, có thể hiểu, giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là việc kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước hoặc vốn từ các quỹ do Nhà nước quản lý để đầu tư vào doanh nghiệp.
Việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp được thực hiện nhằm mục đích:
- Đánh giá việc tuân thủ quy định về phạm vi, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
- Đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
- Giúp nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh.
- Thực hiện công khai minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp nhà nước.
- Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là gì? (Hình từ Internet)
Thời hạn lập Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là khi nào?
Thời hạn lập Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp được quy định tại Điều 7 Nghị định 87/2015/NĐ-CP như sau:
Phương thức tổ chức giám sát
...
2. Quý IV năm trước, Bộ Tài chính lập Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, công bố trước ngày 31 tháng 01 hằng năm. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp đã được công bố.
3. Chế độ báo cáo:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập Báo cáo tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm trước gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 5 hàng năm. Nội dung Báo cáo thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Bộ Tài chính lập Báo cáo giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm trước, báo cáo Chính phủ trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.
...
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn lập Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là quý IV năm trước.
Đồng thời, Bộ Tài chính phải công bố Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp trước ngày 31 tháng 01 hằng năm.
Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp được thực hiện bằng những phương thức nào?
Phương thức giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp được quy định tại Điều 7 Nghị định 87/2015/NĐ-CP như sau
Phương thức tổ chức giám sát
1. Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp thực hiện bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung việc giám sát trước và giám sát sau.
...
Như vậy, việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
- Giám sát trực tiếp;
- Giám sát gián tiếp;
- Giám sát trước;
- Giám sát trong;
- Giám sát sau.
Lưu ý: Trong các phương pháp nêu trên thì cần tập trung việc giám sát trước và giám sát sau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?