Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam do ai có quyền bổ nhiệm trong số thành viên Hội đồng?
- Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam do ai có quyền bổ nhiệm trong số thành viên Hội đồng?
- Nhiệm kỳ Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam là bao nhiêu năm?
- Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam có quyền hạn gì?
- Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam do ai có quyền bổ nhiệm trong số thành viên Hội đồng?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam được công nhận kèm theo Quyết định 1052/QĐ-BNV năm 2013 quy định như sau:
Giám đốc Quỹ
1. Giám đốc Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm trong số thành viên Hội đồng hoặc thuê người khác làm Giám đốc Quỹ.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam do Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm trong số thành viên Hội đồng hoặc thuê người khác làm Giám đốc Quỹ.
Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam do ai có quyền bổ nhiệm trong số thành viên Hội đồng? (Hình từ Internet)
Nhiệm kỳ Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam là bao nhiêu năm?
Theo quy định khoản 2 Điều 13 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam được công nhận kèm theo Quyết định 1052/QĐ-BNV năm 2013 quy định như sau:
Giám đốc Quỹ
...
2. Giám đốc Quỹ là người điều hành công việc hằng ngày của Quỹ, chịu sự giám sát của Hội đồng quản lý Quỹ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc Quỹ không quá 05 (năm) năm, có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
...
Theo đó, nhiệm kỳ Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam không quá 05 (năm) năm, có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam có quyền hạn gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam được công nhận kèm theo Quyết định 1052/QĐ-BNV năm 2013 quy định như sau:
Giám đốc Quỹ
...
3. Giám đốc Quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Điều hành và quản lý các hoạt động của Quỹ, chấp hành các định mức chi tiêu của Quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý, Điều lệ Quỹ và các quy định của pháp luật;
b) Ban hành các văn bản thuộc trách nhiệm điều hành của Giám đốc và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình;
c) Báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của Quỹ với Hội đồng quản lý Quỹ và cơ quan có thẩm quyền;
d) Chịu trách nhiệm quản lý tài sản của Quỹ theo Điều lệ Quỹ và các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản;
đ) Đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm Phó Giám đốc và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc;
e) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ Quỹ và quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ.
Theo đó, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam có quyền hạn sau đây:
- Điều hành và quản lý các hoạt động của Quỹ, chấp hành các định mức chi tiêu của Quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý, Điều lệ Quỹ và các quy định của pháp luật;
- Ban hành các văn bản thuộc trách nhiệm điều hành của Giám đốc và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình;
- Báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của Quỹ với Hội đồng quản lý Quỹ và cơ quan có thẩm quyền;
- Chịu trách nhiệm quản lý tài sản của Quỹ theo Điều lệ Quỹ và các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản;
- Đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm Phó Giám đốc và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc;
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ Quỹ và quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ.
Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam được công nhận kèm theo Quyết định 1052/QĐ-BNV năm 2013 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý
1. Quỹ thành lập, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:
a) Không vì lợi nhuận;
b) Tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của Quỹ;
c) Công khai, minh bạch về thu, chi, tài chính, tài sản của Quỹ;
d) Theo Điều lệ đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ công nhận, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan về lĩnh vực Quỹ hoạt động;
đ) Không phân chia tài sản trong quá trình Quỹ đang hoạt động.
2. Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc.
3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?