Giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm phải là cán bộ nghiên cứu có trình độ tiến sĩ đúng không?
Tổ chức bộ máy và lãnh đạo phòng thí nghiệm trọng điểm như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm ban hành kèm theo Quyết định 08/2008/QĐ-BKHCN (gọi tắt là Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 08/2008/QĐ-BKHCN) thì:
- Tổ chức bộ máy của phòng thí nghiệm trọng điểm gồm các Phòng chuyên môn, Văn phòng và Ban Giám đốc, đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, chuyên nghiệp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc và khả năng tài chính của phòng thí nghiệm trọng điểm.
- Giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm xây dựng phương án tổ chức bộ máy và trình Thủ trưởng Cơ quan chủ trì quyết định.
Lãnh đạo phòng thí nghiệm trọng điểm theo khoản 1 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 08/2008/QĐ-BKHCN là Ban Giám đốc gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc, số Phó Giám đốc không quá 2 người.
Giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm phải là cán bộ nghiên cứu có trình độ tiến sĩ đúng không?
Tiêu chuẩn của Giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn Giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm được quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 08/2008/QĐ-BKHCN như sau:
Lãnh đạo phòng thí nghiệm trọng điểm
…
2. Tiêu chuẩn Giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm:
a) Là cán bộ nghiên cứu có trình độ từ tiến sĩ trở lên thuộc chuyên ngành khoa học và công nghệ của phòng thí nghiệm trọng điểm. Có năng lực, uy tín trong hoạt động khoa học và công nghệ thể hiện qua số lượng công trình nghiên cứu đã công bố quốc tế và trong nước; số lượng các sáng chế, sản phẩm khoa học và công nghệ được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ; số lượng tiến bộ kỹ thuật đã được ứng dụng và chuyển giao.
b) Có năng lực tổ chức, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm quản lý, điều hành tập thể nghiên cứu.
c) Tuổi bổ nhiệm không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ. Nhiệm kỳ bổ nhiệm là 5 năm.
d) Giám đốc phải đảm bảo thời gian làm việc trực tiếp tại phòng thí nghiệm trọng điểm ít nhất 10 tháng trong một năm và 52 tháng trong một nhiệm kỳ.
Như vậy, Giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Là cán bộ nghiên cứu có trình độ từ tiến sĩ trở lên thuộc chuyên ngành khoa học và công nghệ của phòng thí nghiệm trọng điểm.
Có năng lực, uy tín trong hoạt động khoa học và công nghệ thể hiện qua:
+ Số lượng công trình nghiên cứu đã công bố quốc tế và trong nước;
+ Số lượng các sáng chế, sản phẩm khoa học và công nghệ được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ;
+ Số lượng tiến bộ kỹ thuật đã được ứng dụng và chuyển giao.
- Có năng lực tổ chức, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm quản lý, điều hành tập thể nghiên cứu.
- Tuổi bổ nhiệm không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ. Nhiệm kỳ bổ nhiệm là 5 năm.
- Giám đốc phải đảm bảo thời gian làm việc trực tiếp tại phòng thí nghiệm trọng điểm ít nhất 10 tháng trong một năm và 52 tháng trong một nhiệm kỳ.
Giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm có những nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Theo Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 08/2008/QĐ-BKHCN, Giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy phòng thí nghiệm trọng điểm, trình Cơ quan chủ trì phê duyệt.
Đề xuất việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm.
Quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm lãnh đạo các đơn vị trực thuộc phòng thí nghiệm trọng điểm.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của phòng thí nghiệm trọng điểm:
+ Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ chung của phòng thí nghiệm trọng điểm thành kế hoạch, các nhiệm vụ nghiên cứu hàng năm và 5 năm.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu và điều hành hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm.
Chịu trách nhiệm về nội dung, tiến độ và kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ; hiệu quả khai thác, sử dụng trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật của phòng thí nghiệm trọng điểm.
+ Xây dựng, đăng ký, tham gia tuyển chọn và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp với lĩnh vực chuyên ngành của phòng thí nghiệm trọng điểm.
+Tổ chức quản lý, khai thác và chuyển giao các kết quả nghiên cứu của phòng thí nghiệm trọng điểm theo quy định của pháp luật.
Chủ động tìm các giải pháp hỗ trợ hoạt động nghiên cứu theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Chủ động xây dựng mục tiêu và phương hướng phát triển dài hạn của phòng thí nghiệm trọng điểm phù hợp với xu thế nghiên cứu mới của khoa học và công nghệ trong khu vực và trên thế giới.
- Xây dựng dự toán kinh phí hàng năm đảm bảo hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm.
- Định kỳ hàng năm thực hiện báo cáo với Cơ quan chủ trì, Cơ quan chủ quản, Hội đồng phòng thí nghiệm trọng điểm và Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình, kết quả hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm.
Cung cấp đầy đủ thông tin và đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hữu quan trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?