Giám đốc công ty có quyền biết chi tiêu hay quỹ công đoàn không? Việc công khai tài chính của công đoàn được thực hiện như thế nào?
Giám đốc công ty có quyền biết về tài chính công đoàn không?
Tài chính công đoàn (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Công đoàn 2012 quy định về
"Điều 1. Công đoàn
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ..."
"Điều 4. Giải thích từ ngữ
Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam
...".
Như vậy, công đoàn là tổ chức của người lao động, độc lập với công ty, không chịu sự quản lý và điều hành của công ty, cũng như giám đốc công ty.
Do đó, liên quan đến việc chi tiêu, tài chính của công đoàn, giám đốc không có quyền bắt buộc ban chấp hành công đoàn cung cấp thông tin.
Giám đốc có thể được biết tài chính công đoàn thông qua việc công khai tài chính công đoàn theo quy định.
Việc công khai tài chính công đoàn được thực hiện như thế nào?
Việc công khai tài chính của công đoàn được thực hiện theo Mục I Hướng dẫn 460/HD-TLĐ năm 2014 công khai tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành như sau:
II- Công khai tài chính của các cơ quan công đoàn.
Chủ tịch công đoàn các cấp thực hiện công khai tài chính công đoàn của cấp mình như sau:
1- Công khai dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn (năm).
a) Phạm vi công khai:
- Công khai tại Hội nghị Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp.
b) Hình thức, nội dung công khai:
- Cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Theo biểu số 1-TDT.
- Cấp tỉnh, ngành Trung ương và tương đương: Theo biểu số 2-TDT.
- Cấp trên trực tiếp cơ sở: Theo biểu số 3-TDT
- Cấp cơ sở: Theo biểu số 4-TDT.
2- Công khai quyết toán dự án XDCB hoàn thành
a) Phạm vi công khai:
- Công khai tại Hội nghị Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp.
(Dự án XDCB của cấp nào, công khai tại Hội nghị Ban Chấp hành công đoàn của cấp đó không phân biệt Chủ đầu tư).
b) Hình thức, nội dung công khai: Theo biểu số 5-TDT.
3- Công khai quyết toán thu, chi Quỹ xã hội.
a) Phạm vi công khai:
- Công khai tại Hội nghị tổng kết hoạt động các Quỹ.
- Công khai tại Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn hàng năm của đơn vị.
b) Hình thức, nội dung công khai: Theo biểu số 6-TDT."
Như vậy, chủ tịch công đoàn có trách nhiệm phải công khai tài chính công đoàn với các mục:
+ Dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn
+ Quyết toán dự án XDCB hoàn thành
+ Quyết toán thu, chi Quỹ xã hội.
Trong trường hợp có thắc mắc về tài chính công đoàn thì có được chất vấn chủ tịch công đoàn không?
Tại Mục III Hướng dẫn 460/HD-TLĐ năm 2014 quy định về việc trả lời chất vấn như sau:
"III- Chất vấn và trả lời chất vấn
- Các tổ chức, đơn vị và Đoàn viên, công nhân viên chức lao động có liên quan đến thu, chi, quản lý tài chính công đoàn, Quỹ xã hội, Quỹ cơ quan của các cơ quan công đoàn có quyền chất vấn các nội dung các cấp công đoàn, các đơn vị có trách nhiệm công khai theo Quy định trên.
- Chủ tịch công đoàn các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thực hiện công khai tài chính phải trả lời chất vấn về các nội dung công khai tài chính. Việc trả lời chất vấn phải được thực hiện bằng văn bản và gửi tới người chất vấn hoặc trả lời trực tiếp trong Hội nghị Ban Chấp hành, Hội nghị cán bộ công chức đơn vị hàng năm, chậm nhất sau 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận nội dung chất vấn. Trường hợp nội dung chất vấn phức tạp, cần nhiều thời gian để chuẩn bị trả lời thì phải có văn bản hẹn ngày trả lời cụ thể cho người chất vấn, nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được nội dung chất vấn."
Như vậy, khi có những thắc mắc về tài chính của công đoàn thì đoàn viên hoàn toàn có quyền chất vấn các nội dung thắc mắc với các cấp công đoàn.
Chủ tịch công đoàn các cấp phải trả lời các thắc mắc được chất vấn. Việc trả lời phải bằng văn bản hoặc trực tiếp tại hội nghị.
Chậm nhất là 10 ngày kể từ khi nhận câu chất vấn, trường hợp phức tạp thì phải có văn bản hẹn ngày cụ thể nhưng không quá 45 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?