Giám đốc Ban quản lý dự án chuyên ngành đầu tư xây dựng thuộc Ủy ban Dân tộc trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực chuyên môn nào?
- Giám đốc Ban quản lý dự án chuyên ngành đầu tư xây dựng thuộc Ủy ban Dân tộc trong giai đoạn đầu mới sát nhập có trách nhiệm như thế nào?
- Giám đốc Ban quản lý dự án chuyên ngành đầu tư xây dựng thuộc Ủy ban Dân tộc trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực chuyên môn nào?
- Giám đốc Ban quản lý dự án chuyên ngành đầu tư xây dựng thuộc Ủy ban Dân tộc giải quyết công việc bằng cách thức nào?
Giám đốc Ban quản lý dự án chuyên ngành đầu tư xây dựng thuộc Ủy ban Dân tộc trong giai đoạn đầu mới sát nhập có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành đầu tư xây dựng thuộc Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 335/QĐ-UBDT năm 2018, có quy định về trách nhiệm của Ban Giám đốc như sau:
Trách nhiệm của Ban Giám đốc
1. Đối với Giám đốc:
- Chịu trách nhiệm trước trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm và pháp luật về những việc được giao kể từ khi sáp nhập;
- Là chủ tài khoản của Ban quản lý dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng;
- Chủ trì và trực tiếp xây dựng, trình ký, ban hành cơ chế điều hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;
- Phân công nhiệm vụ cho các Phó Giám đốc theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Ủy ban;
- Trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm cho chủ trương thành lập các phòng chức năng thuộc Ban QLDA;
- Tuyển dụng, điều động, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật các chức danh Trưởng, Phó phòng (ban), nhân viên thuộc Ban QLDA theo quy định của Ủy ban Dân tộc;
- Tổ chức, chủ trì các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban QLDA hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo Ủy ban đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ công tác đối với các phòng (ban) và các thành viên trong Ban QLDA;
- Ký các văn bản của Ban QLDA; ký hợp đồng kinh tế với các đối tác, với các nhà thầu đã được lựa chọn theo quy định; ký hợp đồng lao động đối với cán bộ, viên chức và người lao động trong Ban QLDA;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm trong việc quyết định tuyển dụng, ký hợp đồng, thanh lý hợp đồng đối với viên chức và người lao động;
- Bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập;
Giám đốc Ban quản lý dự án chuyên ngành đầu tư xây dựng thuộc Ủy ban Dân tộc trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực chuyên môn
…
Theo đó, thì Giám đốc Ban quản lý dự án chuyên ngành đầu tư xây dựng thuộc Ủy ban Dân tộc trong giai đoạn đầu mới sát nhập có trách nhiệm được quy định như trên.
(Hình từ Internet)
Giám đốc Ban quản lý dự án chuyên ngành đầu tư xây dựng thuộc Ủy ban Dân tộc trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực chuyên môn nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành đầu tư xây dựng thuộc Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 335/QĐ-UBDT năm 2018, có quy định về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Giám đốc như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Giám đốc
1. Giám đốc Ban QLDA là người lãnh đạo, quản lý, điều hành các hoạt động của đơn vị theo chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn của Ban QLDA, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và quy định của pháp luật về mọi hoạt động của Ban QLDA, là chủ tài khoản của đơn vị.
2. Giám đốc Ban QLDA, trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban QLDA, cụ thể như sau:
a) Công tác tổ chức, cán bộ.
b) Công tác tài chính, kế toán.
c) Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật.
d) Chỉ đạo và trực tiếp xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, quy chế hoạt động và sự phát triển của Ban QLDA.
đ) Tham gia xây dựng các chương trình, dự án của Ủy ban Dân tộc quản lý, thực hiện (nếu được mời).
e) Tổ chức, chủ trì các cuộc họp định kỳ và đột xuất của Ban QLDA, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ công tác của các phòng và của các thành viên Ban QLDA.
3. Giám đốc được ủy quyền cho 01 Phó Giám đốc phụ trách Ban QLDA trong thời gian vắng mặt có lý do theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì Giám đốc Ban quản lý dự án chuyên ngành đầu tư xây dựng thuộc Ủy ban Dân tộc trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực chuyên môn sau:
- Công tác tổ chức, cán bộ.
- Công tác tài chính, kế toán.
- Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật.
- Chỉ đạo và trực tiếp xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, quy chế hoạt động và sự phát triển của Ban QLDA.
- Tham gia xây dựng các chương trình, dự án của Ủy ban Dân tộc quản lý, thực hiện (nếu được mời).
- Tổ chức, chủ trì các cuộc họp định kỳ và đột xuất của Ban QLDA, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ công tác của các phòng và của các thành viên Ban QLDA.
Giám đốc Ban quản lý dự án chuyên ngành đầu tư xây dựng thuộc Ủy ban Dân tộc giải quyết công việc bằng cách thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành đầu tư xây dựng thuộc Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 335/QĐ-UBDT năm 2018, có quy định về cách thức giải quyết công việc của Ban QLDA như sau:
Cách thức giải quyết công việc của Ban QLDA
1. Đối với Giám đốc:
a) Giám đốc chịu trách nhiệm chính trong quá trình xem xét, xử lý các văn bản đến và đi (trừ trường hợp đã ủy quyền cho Phó Giám đốc).
b) Chủ trì các cuộc họp thường kỳ hay đột xuất và có ý kiến kết luận chính thức sau khi thảo luận.
c) Chỉ xem xét, ký ban hành văn bản liên quan đến công việc thuộc trách nhiệm của Ban QLDA khi đã có ý kiến của cá nhân các đồng chí Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực; việc này được thực hiện nghiêm ngặt qua phiếu trình văn bản.
d) Giao quyền gắn với trách nhiệm cho các Phó Giám đốc theo lĩnh vực được phân công.
đ) Ký nháy góc văn bản trước khi trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm và lãnh đạo Ủy ban ký ban hành.
e) Trực tiếp chỉ đạo hoặc phân công tạm thời cho một Phó Giám đốc khác phụ trách nội dung công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của Phó Giám đốc phụ trách đi vắng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Giám đốc Ban quản lý dự án chuyên ngành đầu tư xây dựng thuộc Ủy ban Dân tộc giải quyết công việc bằng cách thức sau:
- Giám đốc chịu trách nhiệm chính trong quá trình xem xét, xử lý các văn bản đến và đi (trừ trường hợp đã ủy quyền cho Phó Giám đốc).
- Chủ trì các cuộc họp thường kỳ hay đột xuất và có ý kiến kết luận chính thức sau khi thảo luận.
- Chỉ xem xét, ký ban hành văn bản liên quan đến công việc thuộc trách nhiệm của Ban QLDA khi đã có ý kiến của cá nhân các đồng chí Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực; việc này được thực hiện nghiêm ngặt qua phiếu trình văn bản.
- Giao quyền gắn với trách nhiệm cho các Phó Giám đốc theo lĩnh vực được phân công.
- Ký nháy góc văn bản trước khi trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm và lãnh đạo Ủy ban ký ban hành.
- Trực tiếp chỉ đạo hoặc phân công tạm thời cho một Phó Giám đốc khác phụ trách nội dung công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của Phó Giám đốc phụ trách đi vắng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?