Giám định viên pháp y tâm thần từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng có bị miễn nhiệm không?
- Giám định viên pháp y tâm thần từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng có bị miễn nhiệm không?
- Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y tâm thần từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng cần những giấy tờ gì?
- Thủ tục miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên pháp y tâm thần cấp tỉnh từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng như thế nào?
Giám định viên pháp y tâm thần từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng có bị miễn nhiệm không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định như sau:
Thủ tục miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần
1. Các trường hợp miễn nhiệm, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật Giám định tư pháp và khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
Dẫn chiếu tới Điều 10 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp
1. Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này;
c) Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật này;
đ) Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;
e) Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;
g) Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
h) Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.
Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên pháp y tâm thần thực hiện theo quy định các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp được nêu cụ thể trên.
Từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 6 Luật Giám định tư pháp 2012.
Như vậy, giám định viên pháp y tâm thần từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng thì bị miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
Tải về mẫu thẻ giám định viên tư pháp mới nhất 2023: Tại Đây
Miễn nhiệm giám định viên pháp y tâm thần từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y tâm thần từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng cần những giấy tờ gì?
Tại khoản 2 Điều 10 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp
...
2. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm:
a) Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp hoặc đơn xin miễn nhiệm của giám định viên tư pháp;
b) Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y tâm thần từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng gồm:
- Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y tâm thần của cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên pháp y tâm thần hoặc đơn xin miễn nhiệm của giám định viên;
- Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên pháp y tâm thần từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng.
Thủ tục miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên pháp y tâm thần cấp tỉnh từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 6 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định về thủ tục miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên pháp y tâm thần tại cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, cơ quan đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y tâm thần từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm theo quy định cụ thể trên gửi đến Sở Y tế. Sở Y tế phối hợp với Sở Tư pháp rà soát hồ sơ.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Y tế trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên pháp y tâm thần và điều chỉnh danh sách giám định viên trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung về giám định viên.
Trường hợp không miễn nhiệm thì Sở Y tế thông báo cho cơ quan đề nghị miễn nhiệm bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bảng giá dự thầu của hàng hóa trong hồ sơ yêu cầu mua sắm hàng hóa mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo UBND xã? Hướng dẫn cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo UBND xã?
- Lời chúc ngày Quốc tế Đàn ông 19 11 cho tất cả đàn ông? Tổng hợp lời chúc 19 11 cho cha, thầy giáo, người yêu, đồng nghiệp?
- Điều kiện cấp giấy phép hoạt động cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện là gì? Điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện?
- Bài phát biểu ôn lại truyền thống ngày 20 11 ngắn gọn? Bài phát biểu ôn lại truyền thống vẻ vang ngày Nhà giáo Việt Nam 2024?