Giám định về sở hữu công nghiệp gồm những nội dung gì? Ai có quyền yêu cầu giám định về sở hữu công nghiệp?
Giám định về sở hữu công nghiệp gồm những nội dung gì?
Giám định về sở hữu công nghiệp (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 105/2006/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 119/2010/NĐ-CP) quy định giám định về sở hữu công nghiệp cần đảm bảo các nội dung, cụ thể như sau:
Nội dung và lĩnh vực giám định sở hữu trí tuệ
1. Giám định về sở hữu trí tuệ bao gồm các nội dung sau đây:
a) Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này;
b) Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không theo quy định tại khoản 2 Điều 5 và các điều từ Điều 7 đến Điều 14 của Nghị định này;
c) Xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ;
d) Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ, xác định giá trị thiệt hại.
Theo đó, giám định về quyền sở hữu gồm những nội dung sau:
+ Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này;
+ Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không theo quy định tại khoản 2 Điều 5 và các điều từ Điều 7 đến Điều 14 của Nghị định này;
+ Xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ;
+ Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ, xác định giá trị thiệt hại.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định giám định về quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các lĩnh vực sau đây:
+ Giám định về quyền tác giả và quyền liên quan;
+ Giám định về quyền sở hữu công nghiệp;
+ Giám định về quyền đối với giống cây trồng.
Nguyên tắc giám định về quyền sở hữu công nghiệp?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định nguyên tắc thực hiện giám định như sau:
+ Tuân thủ pháp luật, tuân theo trình tự, thủ tục giám định;
+ Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời;
+ Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định;
+ Chi phí giám định được xác định theo thỏa thuận giữa người có yêu cầu giám định và tổ chức, cá nhân giám định.
Ai có quyền yêu cầu giám định về sở hữu công nghiệp?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định:
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền yêu cầu giám định về sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 40 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định thẩm quyền trưng cầu giám định về sở hữu công nghiệp và quyền yêu cầu giám định về sở hữu công nghiệp như sau:
Thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ và quyền yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ
1. Cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ gồm các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
b) Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ;
c) Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định quy định tại khoản 2 Điều này có quyền tự mình hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác yêu cầu tổ chức giám định sở hữu trí tuệ, người giám định sở hữu trí tuệ thực hiện giám định.
Theo đó, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định về sở hữu công nghiệp bao gồm:
+ Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
+ Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ;
+ Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ.
Lưu ý: Các tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định về sở hữu công nghiệp quy định nêu trên có quyền tự mình hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác yêu cầu tổ chức giám định sở hữu trí tuệ, người giám định sở hữu trí tuệ thực hiện giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?