Giảm định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp từ 01/03/2023 theo quy định mới có đúng không?
Định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trung cấp từ 01/03/2023 là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH và khoản 5 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH về định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trung cấp như sau:
Định mức giờ giảng
1. Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm học: Từ 350 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 400 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quyết định định mức giờ giảng và số giờ tối thiểu mà nhà giáo phải giảng dạy cho phù hợp trong năm học.
2. Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn học chung trong một năm học là 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
3. Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn văn hóa phổ thông trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
4. Định mức giờ giảng của nhà giáo tham gia giảng dạy nhiều cấp trình độ trong một năm học được tính quy đổi và áp dụng theo định mức giờ giảng ở cấp trình độ cao nhất. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định hệ số quy đổi giờ chuẩn đối với các cấp trình độ thấp hơn để tính định mức giờ chuẩn trong một năm học cho nhà giáo phù hợp với tình hình thực tế và đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo.
5. Định mức giờ giảng đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng: 8% định mức giờ giảng/năm;
b) Phó hiệu trưởng: 10% định mức giờ giảng/năm;
c) Trưởng phòng và tương đương: 14% định mức giờ giảng/năm;
d) Phó trưởng phòng và tương đương: 18% định mức giờ giảng/năm;
đ) Đối với viên chức khác: 20% định mức giờ giảng/năm.
6. Định mức giờ giảng đối với nhà giáo thuộc khoa Sư phạm trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tính như định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng.
7. Viên chức các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy thì căn cứ vào khối lượng công việc, nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thể ký hợp đồng giảng dạy nếu có nhu cầu.
Như vậy, theo quy định trên thì định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trung cấp trong một năm học từ 01/03/2023 là 350 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 400 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
So với quy định hiện nay thì định mức giờ giảng tối thiểu đã được giảm 30 giờ chuẩn. (Quy định hiện nay là 380 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng và 430 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.)
Giảm định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp từ 01/03/2023 theo quy định mới có đúng không? (Hình từ Internet)
Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ sơ cấp có được giảm định mức giờ giảng không?
Theo quy định hiện hành, định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ sơ cấp là từ 500 - 580 giờ chuẩn.
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH như sau:
Định mức giờ giảng
1. Định mức giờ giảng trong một năm học của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp, nhà giáo dạy các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp: Từ 450 đến 580 giờ chuẩn.
Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quyết định định mức giờ giảng và số giờ tối thiểu mà nhà giáo phải giảng dạy cho phù hợp trong năm học.
Theo các quy định trên thì từ ngày 01/03/2023 định mức giờ giảng tối thiểu đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ sơ cấp đã được giảm 50 giờ chuẩn.
Nhà giáo, viên chức tham gia giảng dạy giáo dục nghề nghiệp được dạy thêm bao nhiêu giờ một năm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH và khoản 3 Điều 9 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi điểm b khoản 9 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH.
Số giờ dậy thêm được quy định như sau:
- Đối với nhà giáo: Số giờ dạy thêm không vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật lao động hiện hành;
- Đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp có tham gia giảng dạy: Số giờ dạy thêm không vượt quá 50% định mức giờ giảng quy định.
Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định?
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?