Giám định công nghệ là gì? Giám định công nghệ có thuộc loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ hay không?
- Giám định công nghệ là gì? Giám định công nghệ có thuộc loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ hay không?
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ bao gồm những gì?
- Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ có cần tài liệu thuyết minh phương pháp, quy trình giám định công nghệ hay không?
Giám định công nghệ là gì? Giám định công nghệ có thuộc loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ hay không?
Căn cứ theo khoản 19 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 định nghĩa về khái niệm giám định công nghệ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
19. Giám định công nghệ là hoạt động xác định các chỉ tiêu của công nghệ đạt được trong quá trình ứng dụng so với các chỉ tiêu đã được các bên thỏa thuận.
20. Môi giới chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ tìm kiếm đối tác để thực hiện chuyển giao công nghệ.
21. Tư vấn chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ lựa chọn, ứng dụng công nghệ; khai thác thông tin công nghệ, thông tin sáng chế, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đàm phán, ký kết và thực hiện chuyển giao công nghệ.
22. Xúc tiến chuyển giao công nghệ là hoạt động thúc đẩy cơ hội chuyển giao công nghệ; cung ứng dịch vụ quảng cáo, trưng bày, giới thiệu công nghệ; tổ chức chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ, điểm kết nối cung cầu công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ.
Như vậy, giám định công nghệ là hoạt động xác định các chỉ tiêu của công nghệ đạt được trong quá trình ứng dụng so với các chỉ tiêu đã được các bên thỏa thuận.
Căn cứ theo Điều 45 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ như sau:
Các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ
1. Môi giới chuyển giao công nghệ.
2. Tư vấn chuyển giao công nghệ.
3. Đánh giá công nghệ.
4. Thẩm định giá công nghệ.
5. Giám định công nghệ.
6. Xúc tiến chuyển giao công nghệ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì giám định công nghệ là một loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ.
Giám định công nghệ là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 76/2018/NĐ-CP thì điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ được thực hiện như sau:
Doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ khi đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Được thành lập, đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành.
- Có ít nhất 02 giám định viên chính thức trong lĩnh vực công nghệ giám định của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), đáp ứng điều kiện:
+ Tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công nghệ cần giám định;
+ Được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành;
+ Có kinh nghiệm làm việc từ 03 năm trở lên trong lĩnh vực công nghệ cần giám định.
Lưu ý: Trường hợp bổ sung lĩnh vực công nghệ giám định, phải có ít nhất 02 giám định viên trong lĩnh vực công nghệ giám định, đáp ứng điều kiện quy định tại khoản này.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ có cần tài liệu thuyết minh phương pháp, quy trình giám định công nghệ hay không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 38 Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ như sau:
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ
1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ theo Mẫu số 03 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định thành lập tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trường hợp nộp trực tiếp: Nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu; trường hợp gửi qua đường bưu điện: Gửi bản sao có chứng thực);
c) Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động giám định đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này;
d) Danh sách các giám định viên công nghệ; kèm theo các tài liệu liên quan đối với mỗi giám định viên công nghệ gồm: Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động, bản sao chứng thực bằng cấp, chứng chỉ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 36 của Nghị định này, tóm tắt kinh nghiệm hoạt động giám định công nghệ và tài liệu chứng minh kinh nghiệm hoạt động giám định công nghệ của giám định viên.
Danh sách giám định viên công nghệ của tổ chức và tóm tắt kinh nghiệm hoạt động giám định công nghệ của giám định viên công nghệ theo Mẫu số 07 và Mẫu số 08 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Tài liệu thuyết minh phương pháp, quy trình giám định công nghệ tương ứng với từng lĩnh vực công nghệ cần giám định;
e) Mẫu chứng thư giám định của tổ chức.
...
Như vậy, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ cần phải cung cấp tài liệu thuyết minh phương pháp, quy trình giám định công nghệ tương ứng với từng lĩnh vực công nghệ cần giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?