Tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định công nghệ có được sử dụng cộng tác viên? Điều kiện cấp Giấy chứng nhận?
Tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định công nghệ có được sử dụng cộng tác viên phục vụ giám định công nghệ?
Theo khoản 19 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì giám định công nghệ là hoạt động xác định các chỉ tiêu của công nghệ đạt được trong quá trình ứng dụng so với các chỉ tiêu đã được các bên thỏa thuận.
Bên cạnh đó, tại Điều 45 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ như sau:
Các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ
1. Môi giới chuyển giao công nghệ.
2. Tư vấn chuyển giao công nghệ.
3. Đánh giá công nghệ.
4. Thẩm định giá công nghệ.
5. Giám định công nghệ.
6. Xúc tiến chuyển giao công nghệ.
Theo đó, giám định công nghệ là một loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 như sau:
Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ;
b) Hưởng thu nhập từ kinh doanh dịch vụ và lợi ích khác từ việc cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận;
c) Sử dụng cộng tác viên, chuyên gia phục vụ hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ;
d) Hưởng quyền sử dụng cơ sở dữ liệu về công nghệ theo quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu người sử dụng dịch vụ bồi thường thiệt hại do lỗi của người sử dụng dịch vụ gây ra;
e) Hợp tác, liên doanh với tổ chức, cá nhân để tiến hành hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ;
g) Tham gia hội nghề nghiệp trong nước, quốc tế theo quy định của pháp luật;
h) Các quyền khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động môi giới, tư vấn, xúc tiến chuyển giao công nghệ có các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và được hưởng lợi nhuận từ việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
Như vậy, tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định công nghệ có quyền sử dụng cộng tác viên, chuyên gia phục vụ hoạt động giám định công nghệ.
Tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định công nghệ có được sử dụng cộng tác viên? Điều kiện cấp Giấy chứng nhận? (Hình từ Internet)
Tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định công nghệ có nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 được sửa đổi bởi điểm a khoản 11 Điều 73 Luật Giá 2023 thì tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định công nghệ có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng dịch vụ giám định công nghệ đã giao kết;
- Hằng năm, gửi báo cáo kết quả hoạt động đánh giá, giám định công nghệ tới cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
- Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho bên sử dụng dịch vụ giám định công nghệ;
- Bảo quản, giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu, phương tiện được giao sau khi hoàn thành dịch vụ theo thỏa thuận;
- Thông báo kịp thời cho bên sử dụng dịch vụ về thông tin, tài liệu không đủ để hoàn thành dịch vụ;
- Giữ bí mật thông tin theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ giám định công nghệ;
- Thực hiện nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Đăng ký đáp ứng điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ theo quy định của pháp luật;
- Hằng năm, gửi báo cáo kết quả hoạt động giám định công nghệ tới cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ là gì?
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ được quy định tại Điều 36 Nghị định 76/2018/NĐ-CP như sau:
Doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ khi đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Được thành lập, đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
(2) Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành.
(3) Có ít nhất 02 giám định viên chính thức trong lĩnh vực công nghệ giám định của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), đáp ứng điều kiện:
- Tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công nghệ cần giám định;
- Được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành;
- Có kinh nghiệm làm việc từ 03 năm trở lên trong lĩnh vực công nghệ cần giám định.
Trường hợp bổ sung lĩnh vực công nghệ giám định, phải có ít nhất 02 giám định viên trong lĩnh vực công nghệ giám định, đáp ứng điều kiện quy định tại khoản này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thử việc của doanh nghiệp là mẫu nào? Thời gian thử việc của người lao động tại doanh nghiệp là bao lâu?
- Kết quả thi IOE cấp trường năm 2024 2025 phải thỏa mãn các tiêu chí nào? Bao nhiêu điểm thi đạt IOE cấp trường 2024 2025?
- Nhiệm vụ trọng yếu trong nguyên tắc hoạt động quốc phòng là gì theo quy định của Luật Quốc phòng?
- Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên là ai? Truyền thống vẻ vang của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Mẫu báo cáo tổng kết công tác cuối năm của cán bộ công chức thông dụng? Tải về Mẫu báo cáo tổng kết công tác cuối năm?