Giải trình là gì? Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát phải giải trình những vấn đề nào?
Giải trình là gì?
Giải trình được giải thích tại khoản 8 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 như sau:
Giải trình là việc cơ quan, cá nhân hữu quan giải thích, làm rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo yêu cầu của chủ thể giám sát quy định tại Luật này.
Theo đó, giải trình là việc cơ quan, cá nhân hữu quan giải thích, làm rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo yêu cầu của chủ thể giám sát quy định tại Luật này.
Giải trình là gì? (Hình từ Internet)
Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát phải giải trình những vấn đề nào?
Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát phải giải trình những vấn đề được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 như sau:
Giám sát chuyên đề của Quốc hội
...
2. Đoàn giám sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo;
b) Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương nơi tiến hành giám sát chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày Quốc hội ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát; thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất là 10 ngày trước ngày Đoàn tiến hành làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát;
c) Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát; phân công các thành viên Đoàn giám sát tiến hành giám sát trực tiếp tại địa phương hoặc cơ quan, tổ chức;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình những vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm;
đ) Xem xét báo cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, trưng cầu giám định, mời chuyên gia tư vấn, thu thập thông tin, tiếp xúc, trao đổi với người có liên quan về những vấn đề mà Đoàn giám sát xét thấy cần thiết;
e) Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
g) Khi kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát để Quốc hội xem xét tại kỳ họp gần nhất.
Trước khi báo cáo Quốc hội, Đoàn giám sát báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát của Đoàn.
...
Như vậy, đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát phải giải trình những vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm.
Quốc hội xem xét báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội theo trình tự nào?
Quốc hội xem xét báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội theo trình tự được quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 như sau:
Giám sát chuyên đề của Quốc hội
...
3. Quốc hội xem xét báo cáo của Đoàn giám sát theo trình tự sau đây:
a) Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát được mời dự họp và báo cáo giải trình;
c) Quốc hội thảo luận.
Trong quá trình thảo luận đại diện Đoàn giám sát có thể bổ sung các vấn đề liên quan;
d) Quốc hội ra nghị quyết về chuyên đề giám sát.
4. Nghị quyết giám sát chuyên đề có những nội dung cơ bản sau đây:
a) Đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân hạn chế, bất cập liên quan đến chuyên đề giám sát; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan;
b) Thời gian khắc phục hạn chế, bất cập;
c) Trách nhiệm thi hành của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết.
...
Như vậy, Quốc hội xem xét báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội theo trình tự sau:
- Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát;
- Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát được mời dự họp và báo cáo giải trình;
- Quốc hội thảo luận.
Trong quá trình thảo luận đại diện Đoàn giám sát có thể bổ sung các vấn đề liên quan;
- Quốc hội ra nghị quyết về chuyên đề giám sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được thực hiện theo nguyên tắc gì theo quy định?
- Điều kiện đối với thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh theo Nghị định 162/2024 như thế nào?
- Cục Công nghệ thông tin là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước đúng không? Cục Công nghệ thông tin có tư cách pháp nhân không?
- Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền hạn gì?
- Đánh bài ăn tiền ngày tết có bị phạt không? Đánh bài ăn tiền ngày tết bao nhiêu thì bị truy cứu hình sự?