Giải thưởng Tạ Quang Bửu được xét tặng cho tác giả của công trình nghiên cứu khoa học thuộc những lĩnh vực nào?
Giải thưởng Tạ Quang Bửu của cơ quan nào tổ chức?
Mục đích, ý nghĩa của Giải thưởng Tạ Quang Bửu được quy định theo Điều 1 Quy chế giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 18/2023/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ ngày 01/10/2023) như sau:
Mục đích, ý nghĩa
Giải thưởng Tạ Quang Bửu (sau đây gọi tắt là Giải thưởng) là Giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ, được tổ chức định kỳ ba (03) năm một lần nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu cơ bản xuất sắc, góp phần thúc đẩy khoa học và công nghệ của Việt Nam hội nhập và phát triển.
Theo quy định Giải thưởng Tạ Quang Bửu là Giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ, được tổ chức định kỳ ba (03) năm một lần nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu cơ bản xuất sắc, góp phần thúc đẩy khoa học và công nghệ của Việt Nam hội nhập và phát triển.
Trước đây, mục đích, ý nghĩa của Giải thưởng Tạ Quang Bửu được quy định theo Điều 1 Quy chế giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN quy định như sau:
Mục đích, ý nghĩa
Giải thưởng Tạ Quang Bửu (sau đây gọi tắt là Giải thưởng) là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ, được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập và phát triển.
Theo đó, Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ, được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập và phát triển.
Giải thưởng Tạ Quang Bửu được xét tặng cho tác giả của công trình nghiên cứu khoa học thuộc những lĩnh vực nào? (Hình từ Internet)
Giải thưởng Tạ Quang Bửu được xét tặng cho tác giả của công trình nghiên cứu khoa học thuộc những lĩnh vực nào?
Giải thưởng Tạ Quang Bửu được xét tặng cho tác giả của công trình nghiên cứu khoa học thuộc những lĩnh vực được quy định theo Điều 2 Quy chế giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 18/2023/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ ngày 01/10/2023) như sau:
- Khoa học tự nhiên: toán học, khoa học máy tính và thông tin, vật lý, hóa học, các khoa học trái đất và môi trường liên quan, sinh học, khoa học tự nhiên khác;
- Khoa học kỹ thuật và công nghệ;
- Khoa học y, dược;
- Khoa học nông nghiệp;
- Khoa học xã hội;
- Khoa học nhân văn.
Trước đây, Giải thưởng Tạ Quang Bửu được xét tặng cho tác giả của công trình nghiên cứu khoa học thuộc những lĩnh vực được quy định theo Điều 2 Quy chế giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN như sau:
Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về đối tượng, tiêu chí, trình tự, thủ tục xét tặng Giải thưởng.
2. Giải thưởng được xét tặng cho các công trình nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, bao gồm:
a) Khoa học tự nhiên: toán học, khoa học máy tính và thông tin, vật lý, hóa học, các khoa học trái đất và môi trường liên quan, sinh học, khoa học tự nhiên khác;
b) Khoa học kỹ thuật và công nghệ;
c) Khoa học y, dược;
d) Khoa học nông nghiệp.
Theo đó, Giải thưởng Tạ Quang Bửu được xét tặng cho tác giả của công trình nghiên cứu khoa học thuộc những lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, bao gồm:
- Khoa học tự nhiên: toán học, khoa học máy tính và thông tin, vật lý, hóa học, các khoa học trái đất và môi trường liên quan, sinh học, khoa học tự nhiên khác;
- Khoa học kỹ thuật và công nghệ;
- Khoa học y, dược;
- Khoa học nông nghiệp.
Tác giả của công trình nghiên cứu khoa học đạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu được nhận những quyền lợi gì?
Tác giả của công trình nghiên cứu khoa học đạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu được nhận những quyền lợi theo quy định tại Điều 5 Quy chế giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 18/2023/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ ngày 01/10/2023) như sau:
- Được nhận Bằng chứng nhận Giải thưởng.
- Được nhận Tiền thưởng.
- Được mời tham dự Lễ trao Giải thưởng.
- Được hưởng các quyền lợi khác có liên quan đến Giải thưởng.
Trước đây, tác giả của công trình nghiên cứu khoa học đạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu được nhận những quyền lợi theo quy định tại Điều 5 Quy chế giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN quy định như sau:
Quyền lợi của nhà khoa học đạt Giải thưởng
1. Được nhận Bằng chứng nhận Giải thưởng.
2. Được nhận Tiền thưởng.
Căn cứ quy định trên thì quyền lợi của tác giả của công trình nghiên cứu khoa học đạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu bao gồm:
- Được nhận Bằng chứng nhận Giải thưởng.
- Được nhận Tiền thưởng.
Tác giả của công trình nghiên cứu khoa học đạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Tác giả của công trình nghiên cứu khoa học đạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu cần đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 7 Quy chế giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 18/2023/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ ngày 01/10/2023) như sau:
Tiêu chuẩn đối với nhà khoa học được xét tặng Giải thưởng
Nhà khoa học được xét tặng Giải thưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Được tổ chức, cá nhân đề cử và gửi hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng theo quy định tại Điều 8 Quy chế này.
2. Có kết quả nghiên cứu cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Được thực hiện tại Việt Nam;
b) Được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế ít nhất một (01) năm và không quá bảy (07) năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng;
c) Được đăng ký, lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật trong trường hợp là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước;
3. Có đóng góp quan trọng nhất đối với kết quả nghiên cứu cơ bản nêu tại khoản 2 Điều này.
4. Không vi phạm quy định tại Điều 8 Luật Khoa học và Công nghệ.
Trước đây, tác giả của công trình nghiên cứu khoa học đạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu cần đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 7 Quy chế giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN quy định như sau:
Tiêu chuẩn đối với tác giả được xét tặng Giải thưởng
Tác giả được xét tặng Giải thưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Được tổ chức, cá nhân đề cử hoặc tự ứng cử và gửi hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng theo quy định tại Điều 9 Quy chế này.
2. Có công trình khoa học được xét tặng đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Được thực hiện tại Việt Nam;
b) Công bố trước ít nhất một (01) năm và không quá năm (05) năm trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng (tính theo thời điểm công bố của tạp chí);
c) Được đăng ký lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật trong trường hợp công trình khoa học là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước;
d) Không vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ.
3. Có đóng góp quan trọng nhất đối với công trình khoa học được xét tặng Giải thưởng.
4. Không vi phạm quy định tại Điều 8 Luật Khoa học và Công nghệ.
Theo đó, tác giả của công trình nghiên cứu khoa học đạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu cần đáp ứng tiêu chuẩn bao gồm:
- Được tổ chức, cá nhân đề cử hoặc tự ứng cử và gửi hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng theo quy định tại Điều 9 Quy chế này.
- Có công trình khoa học được xét tặng đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
+ Được thực hiện tại Việt Nam;
+ Công bố trước ít nhất một (01) năm và không quá năm (05) năm trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng (tính theo thời điểm công bố của tạp chí);
+ Được đăng ký lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật trong trường hợp công trình khoa học là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước;
+ Không vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 78/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ.
- Có đóng góp quan trọng nhất đối với công trình khoa học được xét tặng Giải thưởng.
- Không vi phạm quy định tại Điều 8 Luật Khoa học và Công nghệ 2013.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?