Giải thể tất cả công đoàn ngành giáo dục, y tế, công thương tại địa phương không thực hiện thí điểm đúng không?
Giải thể tất cả công đoàn ngành giáo dục, y tế, công thương tại địa phương không thực hiện thí điểm đúng không?
Vừa qua, Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ năm 2024 về việc sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố.
Tải về Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ
Theo đó, thực hiện Kế hoạch 04-KH/BCĐ năm 2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương về việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), căn cứ tình hình thực tiễn, Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao đổi và đề nghị các tỉnh ủy, thành ủy phối hợp sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố đối với các công đoàn ngành địa phương và tương đương như sau:
- Giải thể tất cả công đoàn ngành địa phương và tương đương khác (bao gồm cả công đoàn ngành giáo dục, công đoàn ngành y tế, công đoàn ngành công thương tại các địa phương không thực hiện thí điểm) và thành lập Công đoàn Khối đảng và Công đoàn Khối chính quyền trực thuộc liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để quản lý các công đoàn cơ sở và đoàn viên công đoàn những đơn vị giải thể.
- Chưa thực hiện sắp xếp, giải thể đối với các công đoàn ngành địa phương đang thực hiện Đề án thí điểm sắp xếp công đoàn ngành, công đoàn tổng công ty trực thuộc, tập trung, xuyết suốt, hiệu quả theo Nghị quyết 02-NQ/TW năm 2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, gồm các công đoàn ngành tại các địa phương:
+ Công đoàn ngành công thương (Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Hải Phòng; tỉnh Tiền Giang, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Ninh);
+ Công đoàn ngành giáo dục (Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Nghệ An, tỉnh Bình Dương);
+ Công đoàn ngành y tế (Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Hòa Bình, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Bình Dương)
+ Công đoàn dệt may (Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương).
Như vậy, thực hiện giải thể tất cả công đoàn ngành ngành giáo dục, công đoàn ngành y tế, công đoàn ngành công thương tại các địa phương không thực hiện thí điểm và thành lập Công đoàn Khối đảng và Công đoàn Khối chính quyền trực thuộc liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để quản lý các công đoàn cơ sở và đoàn viên công đoàn những đơn vị giải thể.
Giải thể tất cả công đoàn ngành giáo dục, y tế, công thương tại địa phương không thực hiện thí điểm đúng không? (Hình từ Internet)
Sắp xếp các ban thuộc cơ quan liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc TW ra sao?
Tại Mục 1 Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ nêu rõ sắp xếp các ban thuộc cơ quan liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc TW như sau:
- Các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện mô hình 07 ban theo Quy định 212-QĐ/TW, thực hiện sắp xếp có tối đa 05 ban, giảm 02 ban theo quy định hiện hành, tỷ lệ giảm là 28,6%.
- Các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện mô hình tổ chức bộ máy 06 ban theo Quy định 212-QĐ/TW, thực hiện sắp xếp có tối đa 04 ban, giảm 02 ban theo quy định, tỷ lệ giảm là 33,3%.
- Các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện mô hình tổ chức bộ máy 04 ban, thực hiện sắp xếp có tối đa 03 ban, giảm 01 ban theo quy định, tỷ lệ giảm là 25%.
Mục tiêu đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn trong tình hình mới là gì?
Tại tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 02-NQ/TW năm 2021 nêu rõ mục tiêu đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn trong tình hình mới như sau:
- Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, có năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đề đặt ra, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới; là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước; làm tốt vai trò cầu nối, giữ mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân, người lao động; xứng đáng là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân và người lao động cả nước; góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, là lực lượng tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước.
- Mục tiêu cụ thể
+ Đến năm 2025:
++ Phấn đấu có 13,5 triệu đoàn viên công đoàn, hầu hết doanh nghiệp có 25 công nhân, lao động trở lên có tổ chức công đoàn; đến năm 2023 phấn đấu có 12 triệu đoàn viên.
++ Phấn đấu 80% trở lên các doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn ký kết được thoả ước lao động tập thể; đến năm 2023 đạt tỉ lệ trên 70%.
+ Đến năm 2030:
++ Phấn đấu có 16,5 triệu đoàn viên công đoàn; nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động thì phần lớn người lao động được tập hợp, tham gia một số hoạt động của Công đoàn Việt Nam.
++ Phấn đấu 85% trở lên các doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn ký kết được thoả ước lao động tập thể.
+ Đến năm 2045:
Hầu hết người lao động tại cơ sở là đoàn viên Công đoàn Việt Nam; 99% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn ký kết được thoả ước lao động tập thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thay đổi quy hoạch thì dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư có được phép điều chỉnh tiến độ thực hiện quá 24 tháng so với tiến độ đã được chấp thuận lần đầu?
- Giáo viên trung học cơ sở có mấy hạng? Giáo viên trung học cơ sở hạng mấy có trách nhiệm tham gia biên soạn sách giáo khoa?
- Mẫu đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy xác nhận thông báo cung cấp dịch vụ mạng xã hội mới nhất?
- Từ 25/12/2024, trang thông tin điện tử được phân loại như thế nào? Nguyên tắc quản lý trang thông tin điện tử ra sao?
- Quy trình kỹ thuật thu gom cơ giới chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân đến cơ sở tiếp nhận từ 3/2/2025 ra sao?