Giải quyết thủ tục phá sản ra sao khi hội nghị chủ nợ không được diễn ra theo quy định của pháp luật?
Hội nghị chủ nợ được diễn ra nhằm mục đích gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Phá sản 2014, nghị quyết của Hội nghị chủ nợ bao gồm những nội dung như sau:
"1. Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra Nghị quyết trong đó có một trong các kết luận sau:
a) Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 86 của Luật này;
b) Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã."
Do đó, việc mở hội nghị chủ nợ nhằm giúp các bên có quyền thương lương lại về việc phá sản, đồng thời cùng nhau đặt ra những giải pháp giúp doanh nghiệp có cơ hội phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, nếu không thấy khả thi trong việc phục hồi kinh doanh, hội nghị chủ nợ sẽ đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Quy định về quyền và nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ
Điều 77 Luật Phá sản 2014 quy định về quyền tham gia Hội nghị chủ nợ, bao gồm:
Những người sau đây có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ:
- Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
- Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền; trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
- Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; trường hợp này người bảo lãnh trở thành chủ nợ không có bảo đảm.
Điều 78 Luật Phá sản 2014, người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ như sau:
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 5 của Luật này, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ; trường hợp không tham gia được thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như người ủy quyền.
- Trường hợp người đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cố ý vắng mặt không có lý do chính đáng thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có văn bản đề nghị Tòa án nhân dân xử lý theo quy định của pháp luật.
Giải quyết phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành?
Theo Điều 106 Luật Phá sản 2014, khi hội nghị chủ nợ không thành thì ra quyết định phá sản, cụ thể như sau:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ, Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 80, khoản 4 Điều 83 và khoản 6 Điều 91 của Luật này.
Giải quyết thủ tục phá sản ra sao khi hội nghị chủ nợ không được diễn ra theo quy định của pháp luật?
Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ
Điều 79 Luật Phá sản 2014 quy định về điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ như sau:
- Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm.
Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật này thì được coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.
- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.
Điều 80 Luật Phá sản 2014, hoãn Hội nghị chủ nợ trong những trường hợp sau:
"1. Hội nghị chủ nợ được hoãn nếu không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 79 của Luật này; trường hợp hoãn Hội nghị chủ nợ thì Thẩm phán lập biên bản và ghi ý kiến của người tham gia Hội nghị chủ nợ. Thẩm phán phải thông báo ngay trong ngày hoãn Hội nghị chủ nợ cho người tham gia thủ tục phá sản về việc hoãn Hội nghị chủ nợ.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập lại Hội nghị chủ nợ.
3. Trường hợp triệu tập lại Hội nghị chủ nợ theo quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn không đáp ứng quy định tại Điều 79 của Luật này thì Thẩm phán lập biên bản và quyết định tuyên bố phá sản."
Như vậy, nếu hội nghị chủ nợ không đảm bảo số lượng người tham gia theo quy định của pháp luật thì sẽ bị hoãn sang lần sau, tuy nhiên nếu lần thứ 2 vẫn không thành thì xem như các bên không có nhu cầu được thương lượng lại việc phá sản và tòa án sẽ tuyên bố phá sản doanh nghiệp ngay sau đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?