Giá vé máy bay dịp giỗ Tổ Hùng Vương 30/4 và 1/5 tuyến đường bay nội địa trên 1000km không được vượt quá bao nhiêu tiền một vé?
- Giá vé máy bay dịp giỗ Tổ Hùng Vương 30/4 và 1/5 tuyến đường bay nội địa trên 1000km không được vượt quá bao nhiêu tiền một vé?
- Hãng bay tăng giá vé máy bay vượt trần bị xử lý hành chính như thế nào?
- Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hãng bay tăng giá vé máy bay vượt trần không?
Giá vé máy bay dịp giỗ Tổ Hùng Vương 30/4 và 1/5 tuyến đường bay nội địa trên 1000km không được vượt quá bao nhiêu tiền một vé?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 17/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách
1. Khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản
2. Mức tối đa giá dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả cho 01 vé máy bay, trừ các khoản thu sau:
a) Thuế giá trị gia tăng;
b) Các khoản thu hộ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách và dịch vụ đảm bảo an ninh, bao gồm: giá phục vụ hành khách, giá đảm bảo an ninh hành khách, hành lý;
c) Khoản giá dịch vụ đối với các hạng mục tăng thêm.
3. Giá dịch vụ đối với các dịch vụ tăng thêm do các hãng hàng không quyết định trên cơ sở cân đối khả năng cung cấp dịch vụ của hãng hàng không và nhu cầu của thị trường.
Theo đó, giá vé máy bay dịp giỗ Tổ Hùng Vương 30/4 và 1/5 tuyến đường bay nội địa trên 1000km có mức tối đa trên mỗi vé (một chiều) được quy định như sau:
- Đường bay nội địa từ 1000km đến dưới 1.280km: giá vé không được vượt quá 3.200.000 đồng/vé một chiều.
- Đường bay nội địa từ 1.280km trở lên: giá vé không được vượt quá 3.750.000 đồng/vé một chiều.
Giá vé máy bay dịp giỗ Tổ Hùng Vương 30/4 và 1/5 tuyến đường bay nội địa trên 1000km không được vượt quá bao nhiêu tiền một vé? (hình từ Internet)
Hãng bay tăng giá vé máy bay vượt trần bị xử lý hành chính như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 162/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về khai thác vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung
...
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện hoạt động sinh lời trực tiếp tại Việt Nam, giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết không đúng quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài;
b) Không có quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không;
c) Thực hiện không đúng quy định về giá cước vận chuyển hàng không;
d) Sơn hoặc gắn thương hiệu trên tàu bay gây nhầm lẫn với tàu bay của hãng hàng không khác.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé tại Việt Nam mà không có Giấy phép mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé;
b) Xuất vận đơn hàng không thứ cấp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp.
...
Chiếu theo quy định này, đối với hãng hàng không vi phạm quy định về giá cước vận chuyển hàng không (cụ thể là tăng giá vé vượt mức trần) sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng).
Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hãng bay tăng giá vé máy bay vượt trần không?
Tại Điều 36 Nghị định 162/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 24 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Lực lượng thanh tra chuyên ngành hàng không và Cảng vụ hàng không có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; áp dụng hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh vực hàng không dân dụng quy định tại các văn bản sau:
1. Khoản 3, 5 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
2. Khoản 1 Điều 38, Điều 19, khoản 2, 3 Điều 31, điểm b khoản 4 Điều 32, điểm a khoản 2 Điều 33 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
...
Quy định này có nêu lực lượng thanh tra chuyên ngành hàng không được quyền xử phạt vi phạm hành chính với các sai phạm thuộc Nghị định 162/2018/NĐ-CP.
Đồng thời tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 162/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra
...
2. Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Hàng không Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
...
Như vậy, mức phạt tối đa mà Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam được quyền xử phạt là 50.000.000 đồng (cao hơn mức xử phạt tối đa đối với hành vi tăng giá vé máy bay vượt trần).
Từ những phân tích trên có thể kết luận, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam được quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hãng bay lợi dụng nhu cầu của khách hàng mùa lễ để thực hiện hành vi tăng giá vé máy bay vượt trần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
- Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động? Quy định về việc xây dựng quan hệ lao động?
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?