Giá tài sản thay đổi khi có quyết định thi hành án thì có thể yêu cầu định giá tài sản lại hay không?
- Giá tài sản thay đổi khi có quyết định thi hành án thì có thể yêu cầu định giá tài sản lại hay không?
- Giá tài sản thay đổi từ bao nhiêu phần trăm tại thời điểm thi hành án thì được tổ chức định giá tài sản?
- Trách nhiệm của người yêu cầu định giá tài sản khi giá tài sản thay đổi được quy định như thế nào?
Giá tài sản thay đổi khi có quyết định thi hành án thì có thể yêu cầu định giá tài sản lại hay không?
Căn cứ Điều 58 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án như sau:
Việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án
Trường hợp theo bản án, quyết định mà một bên được nhận tài sản và phải thanh toán cho người khác giá trị tài sản họ được nhận, nhưng tại thời điểm thi hành án, giá tài sản thay đổi và một trong các bên đương sự có yêu cầu định giá tài sản đó thì tài sản được định giá theo quy định tại Điều 98 của Luật này để thi hành án.
Như vậy, trong trường hợp tòa án có quyết định thi hành án mà một bên được nhận tài sản và phải thanh toán cho người khác giá trị tài sản họ được nhận, nhưng tại thời điểm thi hành án, giá tài sản thay đổi và một trong các bên đương sự có yêu cầu định giá tài sản đó thì tài sản được định giá theo quy định của pháp luật.
Giá tài sản thay đổi khi có quyết định thi hành án thì có thể yêu cầu định giá tài sản lại hay không? (Hình từ Internet)
Giá tài sản thay đổi từ bao nhiêu phần trăm tại thời điểm thi hành án thì được tổ chức định giá tài sản?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 62/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP) quy định về điều kiện để tổ chức định giá tài sản tại thời điểm thi hành án như sau:
Việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án
1. Chấp hành viên tổ chức định giá tài sản để thực hiện việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án theo quy định tại Điêu 59 Luật Thi hành án dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người phải thi hành án không tự nguyện giao tài sản hoặc không tự nguyện thanh toán giá trị tài sản theo nội dung bản án, quyết định khi đã hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Thi hành án dân sự;
b) Có ít nhất một trong các đương sự có đơn yêu cầu định giá tài sản và đã nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản;
c) Tại thời điểm thi hành án, giá tài sản thay đổi tăng hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá trị tài sản khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
...
Theo quy định thì tại thời điểm thi hành án, giá tài sản thay đổi tăng hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá trị tài sản khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì mới có thể yêu cầu định giá tài sản.
Ngoài ra, để thực hiện định giá tài sản nhằm thực hiện thi hành án thì phải đáp ứng thêm được các điều kiện sau:
- Người phải thi hành án không tự nguyện giao tài sản hoặc không tự nguyện thanh toán giá trị tài sản theo nội dung bản án, quyết định khi đã hết thời hạn.
- Có ít nhất một trong các đương sự có đơn yêu cầu định giá tài sản và đã nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản.
Như vậy, trường hợp giá trị tài sản tăng thì chị có quyền yêu cầu tòa án định giá lại tài sản nhưng để thực hiện việc định giá phải đảm bảo ứng đủ các điều kiện nêu trên.
Trách nhiệm của người yêu cầu định giá tài sản khi giá tài sản thay đổi được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 62/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP) quy định về trách nhiệm của người yêu cầu định giá tài sản tại thời điểm thi hành án như sau:
Việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án
...
2. Người có đơn yêu cầu định giá tài sản có trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản, kèm theo đơn yêu cầu định giá tài sản. Tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản có thể là khung giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định được áp dụng tại địa phương hoặc giá thị trường phổ biến của tài sản giống hệt hoặc tương tự với tài sản cần định giá tại địa phương hoặc giá chuyển nhượng thực tế ở địa phương của tài sản cùng loại.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu định giá tài sản của đương sự và tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản, Chấp hành viên phải tiến hành thủ tục định giá theo quy định tại Điều 98 của Luật Thi hành án dân sự. Chi phí định giá do người yêu cầu định giá chịu.
...
Người có đơn yêu cầu định giá tài sản có trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản, kèm theo đơn yêu cầu định giá tài sản.
Tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản có thể là khung giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định được áp dụng tại địa phương hoặc giá thị trường phổ biến của tài sản giống hệt hoặc tương tự với tài sản cần định giá tại địa phương hoặc giá chuyển nhượng thực tế ở địa phương của tài sản cùng loại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 9 1 là lễ gì? Ngày 9 1 có ý nghĩa gì? 9 1 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 9 tháng 1 năm 2025 thứ mấy?
- Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo kết quả kiểm toán trước cơ quan nào? Tổng Kiểm toán nhà nước trực tiếp ký những văn bản nào?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài được hình thành từ đâu? Dự án dầu khí ở nước ngoài phải có tài liệu xác định địa điểm thực hiện đúng không?
- Lái xe quá 10 tiếng một ngày phạt bao nhiêu tiền năm 2025? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi chạy xe quá 10 tiếng?
- Hình thức văn bản trong công tác văn thư của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp bao gồm những gì theo Quyết định 278?