Gia nhập điều ước quốc tế là gì? Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Gia nhập điều ước quốc tế là gì?
Gia nhập điều ước quốc tế được giải thích tại khoản 10 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế 2016 như sau:
Gia nhập là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế nhiều bên đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không ký điều ước quốc tế đó, không phụ thuộc vào việc điều ước quốc tế này đã có hiệu lực hay chưa có hiệu lực.
Theo đó, gia nhập điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế nhiều bên đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không ký điều ước quốc tế đó, không phụ thuộc vào việc điều ước quốc tế này đã có hiệu lực hay chưa có hiệu lực.
Gia nhập điều ước quốc tế là gì? (Hình từ Internet)
Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế đối với những Điều ước quốc tế nào?
Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế đối với những Điều ước quốc tế được quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Điều ước quốc tế 2016 như sau:
Thẩm quyền, nội dung quyết định gia nhập điều ước quốc tế
1. Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 29 của Luật này.
2. Chủ tịch nước quyết định gia nhập điều ước quốc tế quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
3. Chính phủ quyết định gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Văn bản quyết định gia nhập điều ước quốc tế bao gồm những nội dung tương tự văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này.
Như vậy, Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 29 Luật Điều ước quốc tế 2016, cụ thể:
- Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;
- Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Điều ước quốc tế có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội.
Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 44 Luật Điều ước quốc tế 2016 như sau:
Trình tự, thủ tục Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế
Trình tự, thủ tục Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế được thực hiện tương tự trình tự, thủ tục phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại các điều 32, 33, 34, 35 và 36 của Luật này.
Như vậy, Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục tương tự trình tự, thủ tục phê chuẩn điều ước quốc tế Điều 32, 33, 34, 35 và 36 Luật Điều ước quốc tế 2016 như sau:
Điều 32. Phạm vi thẩm tra điều ước quốc tế
1. Sự cần thiết phê chuẩn điều ước quốc tế.
2. Việc tuân thủ trình tự, thủ tục đề xuất phê chuẩn điều ước quốc tế.
3. Tính hợp hiến và mức độ phù hợp với luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Khả năng áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế.
5. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để thực hiện điều ước quốc tế.
...
Điều 36. Trình tự Quốc hội xem xét, phê chuẩn điều ước quốc tế tại kỳ họp Quốc hội
1. Chủ tịch nước trình bày về đề nghị phê chuẩn điều ước quốc tế.
2. Đại diện Chính phủ hoặc đại diện cơ quan đề xuất trong trường hợp cơ quan đề xuất không phải là bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trình bày báo cáo về điều ước quốc tế.
3. Đại diện cơ quan thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra.
4. Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về việc phê chuẩn điều ước quốc tế. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, việc phê chuẩn điều ước quốc tế có thể được thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội.
Trong quá trình thảo luận, cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này được trình bày bổ sung về những vấn đề liên quan đến việc phê chuẩn điều ước quốc tế.
5. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo nghị quyết về việc phê chuẩn điều ước quốc tế.
6. Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết về việc phê chuẩn điều ước quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?