Giả mạo Viện kiểm sát, Tòa án có thể bị xử lý theo các tội danh nào và bị phạt tù như thế nào?
Khái niệm Viện kiểm sát, Tòa án? Kiểm sát viên , Thẩm phán là ai?
- Căn cứ Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 đã khái niệm:
+ Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
+ Trong đó, Kiểm sát viên là người thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Họ thường làm việc tại Viện kiểm sát nhân dân, có nhiệm vụ buộc tội những bị cáo vi phạm pháp luật trong các vụ án hình sự được xét xử trong các phiên tòa.
- Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 đã khái niệm:
+ Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
+ Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Trong đó, Thẩm phán là Người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Giả mạo Viện kiểm sát, Tòa án có thể bị xử lý theo các tội danh nào và bị phạt tù như thế nào? (Hình internet)
Điều kiện trở thành kiểm sát viên của Viện kiểm sát, thẩm phán của tòa án là gì?
- Theo đó, tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên được quy định tại Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
+ Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
+ Có trình độ cử nhân luật trở lên.
+ Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
+ Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
+ Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Mặt khác, tại Điều 67 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về Tiêu chuẩn Thẩm phán
+ Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
+ Có trình độ cử nhân luật trở lên.
+ Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
+ Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
+ Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Giả mạo Viện kiểm sát, Tòa án có thể bị xử lý các tội danh khác nhau và có thể bị phạt tù chung thân đúng không?
Với mỗi trường hợp mạo danh khác nhau, người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý về các tội phạm khác nhau và chịu mức phạt khác nhau. Cụ thể:
* Trường hợp 01: giả mạo nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản
Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đội Bộ luật Hình sự 2017 về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
..
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
..
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
...
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo đó, căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm để xác định khung hình phạt phù hợp nếu như hành vi giả mạo Viện kiểm sát, Tòa án nhằm chiếm đoạt tài sản. Hình phạt cao nhất là tù chung thân.
* Mạo danh chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác Viện kiểm sát, Tòa án
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm căn cứ theo Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác khi: giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản (Điều 339 Bộ luật Hình sự 2015).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?