Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được thực hiện trước hay sau khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản?
Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được thực hiện trước hay sau khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Đấu giá tài sản 2016 về giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá như sau:
Giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá
1. Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định tại thời điểm:
a) Trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
b) Trước khi thành lập Hội đồng đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Trước khi tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá.
2. Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định như sau:
a) Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó;
b) Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này thì giá khởi điểm do người có tài sản đấu giá tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản hoặc cá nhân, tổ chức khác xác định.
3. Tài sản đấu giá được giám định theo quy định của pháp luật hoặc khi có yêu cầu của người tham gia đấu giá và được sự đồng ý của người có tài sản đấu giá. Trình tự, thủ tục giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với tài sản đó. Trong trường hợp giám định theo yêu cầu thì người yêu cầu thanh toán chi phí giám định.
Như vậy, theo quy định trên, giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định tại thời điểm trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản.
Bên cạnh đó, giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định tại các thời điểm sau:
- Trước khi thành lập Hội đồng đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Trước khi tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá.
Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được thực hiện trước hay sau khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản? (Hình từ Internet)
Tổ chức đấu giá tài sản có quyền xác định giá khởi điểm trong trường hợp nào?
Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 24 Luật Đấu giá tài sản 2016 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản
1. Tổ chức đấu giá tài sản có các quyền sau đây:
...
g) Xác định giá khởi điểm khi bán đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này theo ủy quyền của người có tài sản đấu giá;
h) Phân công đấu giá viên hướng dẫn người tập sự hành nghề đấu giá;
i) Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật này;
k) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản 2016 thì tài sản đấu giá là tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định.
Như vậy, tổ chức đấu giá tài sản có quyền xác định giá khởi điểm theo trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán và theo ủy quyền của người có tài sản đấu giá.
Nếu có thay đổi giá khởi điểm thì người tham gia đấu giá có quyền từ chối tham gia cuộc đấu giá không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản 2016 có quy định như sau:
Tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước
1. Người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là năm phần trăm và tối đa là hai mươi phần trăm giá khởi điểm của tài sản đấu giá.
Tiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp khoản tiền đặt trước có giá trị dưới năm triệu đồng thì người tham gia đấu giá có thể nộp trực tiếp cho tổ chức đấu giá tài sản. Người tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng.
2. Tổ chức đấu giá tài sản chỉ được thu tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong thời hạn 03 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá, trừ trường hợp tổ chức đấu giá tài sản và người tham gia đấu giá có thỏa thuận khác nhưng phải trước ngày mở cuộc đấu giá. Tổ chức đấu giá tài sản không được sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá vào bất kỳ mục đích nào khác.
3. Người tham gia đấu giá có quyền từ chối tham gia cuộc đấu giá và được nhận lại tiền đặt trước trong trường hợp có thay đổi về giá khởi điểm, số lượng, chất lượng tài sản đã niêm yết, thông báo công khai; trường hợp khoản tiền đặt trước phát sinh lãi thì người tham gia đấu giá được nhận tiền lãi đó.
...
Như vậy, theo quy định trên, người tham gia đấu giá có quyền từ chối tham gia cuộc đấu giá nếu ó thay đổi về giá khởi điểm.
Đồng thời, người đó sẽ được nhận lại tiền đặt trước, trường hợp khoản tiền đặt trước phát sinh lãi thì người tham gia đấu giá được nhận tiền lãi đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 2 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch? Mùng 2 âm lịch là thứ mấy 2025? Nghỉ Tết Âm lịch 2025 mấy ngày?
- Mẫu đơn dự sơ tuyển thuộc E HSMST dự án PPP mới nhất theo Thông tư 15? Tải về mẫu đơn dự sơ tuyển?
- Lời chúc đêm giao thừa 2025 hay và ý nghĩa? Giao thừa 2025 đi làm được hưởng lương như thế nào?
- Tự xông đất đầu năm 2025 có tốt không? Người đi xông đất đầu năm cần làm gì? Xông đất đầu năm kiêng gì?
- Tiêu chuẩn cấp phát trang phục của chiến sĩ Dân quân tự vệ cơ động gồm những gì theo Nghị định 72?