Gây thoái hóa đất trồng lúa là gì? Không gây thoái hóa đất trồng lúa là nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa?
Gây thoái hóa đất trồng lúa là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP có quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại.
a) Đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm;
b) Đất trồng lúa còn lại là đất trồng một vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương.
2. Gây ô nhiễm đất trồng lúa là hoạt động sử dụng hoặc tạo ra hoặc phát tán các chất độc hại, sinh vật gây hại, làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của đất gây ô nhiễm môi trường đất, giảm năng suất lúa.
3. Gây thoái hóa đất trồng lúa là hoạt động làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi hoặc bị chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn, chai cứng, dẫn đến giảm độ phì, mất cân bằng dinh dưỡng của đất trồng lúa, giảm năng suất lúa.
4. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa là hình thức chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm; trồng lúa sang trồng cây lâu năm; trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản.
...
Theo đó, gây thoái hóa đất trồng lúa được hiểu là hoạt động làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi hoặc bị chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn, chai cứng, dẫn đến giảm độ phì, mất cân bằng dinh dưỡng của đất trồng lúa, giảm năng suất lúa.
Gây thoái hóa đất trồng lúa là gì? Không gây thoái hóa đất trồng lúa là nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa? (Hình từ Internet)
Không gây thoái hóa đất trồng lúa là nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa?
Quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa theo Điều 6 Nghị định 112/2024/NĐ-CP như sau:
Quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa
1. Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa
a) Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt năm 2018;
b) Chỉ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa còn lại;
c) Không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao;
d) Phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa do cấp có thẩm quyền ban hành;
đ) Không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình đê điều, công trình phục vụ trực tiếp sản xuất lúa;
e) Không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề.
2. Việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản thì được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
4. Đất trồng lúa sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy định tại Nghị định này được thống kê là đất trồng lúa.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì không gây thoái hóa đất trồng lúa là một trong những nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa.
Trình tự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa theo Nghị định 112 mới nhất?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2024/NĐ-CP thì hồ sơ, trình tự thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa như sau:
- Người sử dụng đất trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, gửi Bản Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa (sau đây gọi là Bản Đăng ký) đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP.
TẢI VỀ: MẪU BẢN ĐĂNG KÝ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Bản Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hợp lệ; Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét sự phù hợp của Bản Đăng ký với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã.
+ Trường hợp Bản Đăng ký phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành văn bản chấp thuận cho phép chuyển đổi theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP, gửi cho người sử dụng đất trồng lúa đăng ký;
TẢI VỀ: MẪU VĂN BẢN CHẤP THUẬN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA
+ Trường hợp Bản Đăng ký không phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo bằng văn bản theo mẫu Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP, người sử dụng đất trồng lúa đăng ký.
TẢI VỀ: MẪU VĂN BẢN KHÔNG CHẤP THUẬN BẢN ĐĂNG KÝ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG VẬT NUÔI TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên bán có được quyền giao hàng theo hợp đồng khi bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa không?
- Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa thay đổi thế nào sau khi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở?
- Cá nhân, tổ chức có thể góp vốn quyền sử dụng đất cho hợp tác xã thông qua hình thức nào theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn giải quyết trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo Thông tư 69/2024?
- Mẫu giấy vay tiền không thế chấp đơn giản, hợp pháp? Cho vay không thỏa thuận lãi suất được đòi tiền lãi tối đa bao nhiêu %?