Gạo đồ được hiểu như thế nào? Gạo đồ ghi nhãn bao bì để bán lẻ và ghi nhãn bao bì không dùng để bán lẻ quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi gạo đồ được hiểu như thế nào? Gạo đồ được phân thành các hạng chất lượng như thế nào? Gạo đồ được bảo quản như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Mai ở Long An.

Gạo đồ được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12847:2020 quy định như sau:

Gạo đồ (parboiled rice)
Gạo được chế biến từ thóc đồ, gạo lật đồ, do đó tinh bột được hồ hóa hoàn toàn, sau đó sấy khô.

Theo đó, gạo đồ là gạo được chế biến từ thóc đồ, gạo lật đồ, do đó tinh bột được hồ hóa hoàn toàn, sau đó sấy khô.

Gạo đồ được phân thành các hạng chất lượng như thế nào?

Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12847:2020 quy định như sau:

Phân hạng
Gạo đồ được phân thành các hạng chất lượng như sau:
- Gạo đồ 5 % tấm;
- Gạo đồ 10 % tấm;
- Gạo đồ 15 % tấm.

Theo đó, gạo đồ được phân thành các hạng chất lượng như sau:

- Gạo đồ 5 % tấm;

- Gạo đồ 10 % tấm;

- Gạo đồ 15 % tấm.

Gạo đồ

Gạo đồ (Hình từ Internet)

Gạo đồ được bảo quản như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 8.3 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12847:2020 quy định như sau:

Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
...
8.3 Bảo quản
Bảo quản gạo đồ trong kho ở dạng đóng bao để trên bục kê hoặc bảo quản trong silo.
Kho bảo quản phải kín, ngăn được sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại. Mái kho, sàn và tường kho đảm bảo chống thấm, chống ẩm.
Trước khi chứa gạo đồ, kho phải được quét dọn, làm vệ sinh sạch sẽ; sàn, tường kho, bục kê phải được khử trùng bằng các loại hóa chất được phép sử dụng theo quy định hiện hành.
Bao gạo đồ xếp thành từng lô, mỗi lô không quá 300 t. Trong mỗi lô, các bao được xếp theo cùng hạng chất lượng, cùng loại bao bì, không chất cao quá 15 lớp. Lô gạo đồ được xếp thẳng hàng, vuông góc với sàn kho để không bị đổ.
Lô gạo đồ được xếp cách tường ít nhất là 0,5 m. Khoảng cách giữa hai lô ít nhất là 1 m để thuận tiện cho việc đi lại kiểm tra, lấy mẫu và xử lý.
Thường xuyên làm vệ sinh nhà kho, vệ sinh các lô hàng, môi trường xung quanh kho; không để nước đọng xung quanh nhà kho.

Như vậy, gạo đồ được bảo quản như sau:

- Bảo quản gạo đồ trong kho ở dạng đóng bao để trên bục kê hoặc bảo quản trong silo.

- Kho bảo quản phải kín, ngăn được sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại. Mái kho, sàn và tường kho đảm bảo chống thấm, chống ẩm.

- Trước khi chứa gạo đồ, kho phải được quét dọn, làm vệ sinh sạch sẽ; sàn, tường kho, bục kê phải được khử trùng bằng các loại hóa chất được phép sử dụng theo quy định hiện hành.

- Bao gạo đồ xếp thành từng lô, mỗi lô không quá 300 t. Trong mỗi lô, các bao được xếp theo cùng hạng chất lượng, cùng loại bao bì, không chất cao quá 15 lớp. Lô gạo đồ được xếp thẳng hàng, vuông góc với sàn kho để không bị đổ.

- Lô gạo đồ được xếp cách tường ít nhất là 0,5 m. Khoảng cách giữa hai lô ít nhất là 1 m để thuận tiện cho việc đi lại kiểm tra, lấy mẫu và xử lý.

- Thường xuyên làm vệ sinh nhà kho, vệ sinh các lô hàng, môi trường xung quanh kho; không để nước đọng xung quanh nhà kho.

Gạo đồ ghi nhãn bao bì để bán lẻ và ghi nhãn bao bì không dùng để bán lẻ quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 8.2 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12847:2020 quy định như sau:

Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
...
8.2 Ghi nhãn
8.2.1 Ghi nhãn bao bì để bán lẻ
Ghi nhãn theo quy định hiện hành và ít nhất cần có các thông tin sau đây:
- Tên sản phẩm phải được ghi rõ “Gạo đồ”.
- Khối lượng tịnh.
- Tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà đóng gói hoặc người bán lẻ.
- Xuất xứ hàng hóa.
- Hạng chất lượng.
- Ngày sản xuất hoặc ngày đóng gói.
- Hạn sử dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Hướng dẫn bảo quản.
8.2.2 Ghi nhãn bao bì không dùng để bán lẻ
Thông tin đối với bao bì không dùng để bán lẻ phải được ghi trên bao bì hoặc trong tài liệu kèm theo, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc người đóng gói phải thể hiện trên bao bì. Tuy nhiên, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hay người đóng gói có thể được thay thế bằng dấu nhận biết rõ ràng với các tài liệu kèm theo.

Theo đó, gạo đồ ghi nhãn bao bì để bán lẻ và ghi nhãn bao bì không dùng để bán lẻ quy định như sau:

* Ghi nhãn bao bì để bán lẻ

Ghi nhãn theo quy định hiện hành và ít nhất cần có các thông tin sau đây:

- Tên sản phẩm phải được ghi rõ “Gạo đồ”.

- Khối lượng tịnh.

- Tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà đóng gói hoặc người bán lẻ.

- Xuất xứ hàng hóa.

- Hạng chất lượng.

- Ngày sản xuất hoặc ngày đóng gói.

- Hạn sử dụng

- Hướng dẫn sử dụng

- Hướng dẫn bảo quản.

* Ghi nhãn bao bì không dùng để bán lẻ:

- Thông tin đối với bao bì không dùng để bán lẻ phải được ghi trên bao bì hoặc trong tài liệu kèm theo, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc người đóng gói phải thể hiện trên bao bì.

Tuy nhiên, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hay người đóng gói có thể được thay thế bằng dấu nhận biết rõ ràng với các tài liệu kèm theo.

Gạo đồ
Nhãn hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Yêu cầu ghi nhãn hàng hóa theo phương thức điện tử là gì? Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử là những nội dung nào?
Pháp luật
Trên nhãn hàng hóa sang chiết thì ngày sản xuất và hạn sử dụng được tính thế nào? Mua gạo về sang chiết thành bao nhỏ ghi nhãn hàng hóa như thế nào?
Pháp luật
Nội dung phải có trên nhãn mỹ phẩm gồm những nội dung gì? Trường hợp ghi sai kích thước chữ và số trên nhãn mỹ phẩm thì sẽ bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc dùng cho người gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được dùng mã vạch của Việt Nam dán đè lên mã vạch của nước ngoài trên nhãn hàng hóa hay không?
Pháp luật
Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa được quy định như thế nào? Thể hiện thông tin địa điểm trên nhãn hàng hóa gồm các thông tin nào?
Pháp luật
Nhãn trên bó hoặc cuộn thép làm cốt bê tông tối thiểu phải bao gồm các thông tin gì? Việc quản lý đối với thép làm cốt bê tông được quy định thế nào?
Pháp luật
Nhãn hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có bắt buộc phải có tên của nhà sản xuất hay không? Ai có trách nhiệm xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu?
Pháp luật
Có bắt buộc phải thể hiện bằng phương thức điện tử trên nhãn hàng hóa đối với thông số kỹ thuật của sản phẩm dệt may hay không?
Pháp luật
Nhãn hàng hóa là gì? Tên quốc tế của nước ghi trên nhãn hàng hóa có bắt buộc phải phiên âm ra tiếng Việt hay không?
Pháp luật
Bao bì được sử dụng để lưu giữ hàng hóa đã có nhãn hàng hóa có được xem là bao bì thương phẩm hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Gạo đồ
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,517 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Gạo đồ Nhãn hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Gạo đồ Xem toàn bộ văn bản về Nhãn hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào