Găng tay y tế có phải chất thải y tế hay không? Tổ chức, cá nhân có hành vi tái chế găng tay y tế đã qua sử dụng thì bị xử lý như thế nào?

Thư viện pháp luật cho tôi hỏi: hành vi tái chế găng tay y tế đã qua sử dụng thành găng tay mới đóng hộp và bán cho người tiêu dùng có phải là hình thức bán hàng giả không? Hành vi trên sẽ bị xử phạt như thế nào?

Găng tay y tế có phải chất thải y tế hay không?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định về chất thải y tế như sau:

"Điều 4. Phân định chất thải y tế
...
2. Chất thải lây nhiễm bao gồm:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn bao gồm kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ, các vật sắc nhọn khác đã qua sử dụng thải bỏ có dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh;
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm bông, băng, gạc, găng tay, các chất thải không sắc nhọn khác thấm, dính, chứa máu của cơ thể, chứa vi sinh vật gây bệnh; vỏ lọ vắc xin thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực thải bỏ; chất thải lây nhiễm dạng lỏng (bao gồm dịch dẫn lưu sau phẫu thuật, thủ thuật y khoa, dịch thải bỏ chứa máu của cơ thể người hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh);
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B;
d) Chất thải giải phẫu bao gồm mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm;
..."

Như vậy theo quy định trên thì găng tay y tế được xác định là chất thải y tế thuộc nhóm chất thải y tế lây nhiễm không sắc nhọn.

Công tác quản lý chất thải y tế lây nhiễm được thực hiện như thế nào?

Theo Điều 11 Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định về quản lý chất thải như sau:

"Điều 11. Quản lý, vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế
1. Cơ sở y tế tự xử lý chất thải y tế hoặc xử lý theo mô hình cụm phải vận hành thường xuyên công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo đảm xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và tuân thủ các quy định của pháp luật về giám sát, quan trắc môi trường.
2. Công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế phải được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và ghi đầy đủ thông tin vào Sổ nhật ký vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế theo quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

Tổ chức, cá nhân có hành vi tái chế găng tay y tế đã qua sử dụng thì bị xử phạt hành chính như thế nào?

Tại Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hàng giả như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
7. “Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
..."

Do vậy, nếu găng tay y tế tái chế, không đúng với chất lượng tiêu chuẩn đã công bố hoặc đăng ký hoặc không thực hiện việc công bố thì sẽ bị xem là hàng giả và sẽ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định

Căn cứ Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)quy định về xử phạt hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng như sau:

"Điều 9. Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này."

Như vậy, người vi phạm có thể nộp phạt tới 70.000.000 đồng, đồng thời phải nộp lại số lợi bất hợp pháp đã thu được, tiêu hủy toàn bộ số tang vật bị tịch thu.

Chất thải y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chất thải rắn y tế là gì? Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với lò đốt rác thải y tế là chất thải rắn theo tiêu chuẩn?
Pháp luật
Không được tái chế chất thải y tế nguy hại để sản xuất các loại sản phẩm nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Đối với khu vực không sử dụng được phương tiện vận chuyển chuyên dụng để vận chuyển chất thải y tế nguy hại thì được sử dụng phương tiện gì?
Pháp luật
Việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế được thực hiện như thế nào theo quy định mới nhất? Chất thải y tế nguy hại được xử lý theo thứ tự ưu tiên nào?
Pháp luật
Khi xác định nồng độ khối lượng PCDD/PCDF của lò đốt chất thải rắn y tế, có những yêu cầu tối thiểu nào của việc định tính, định lượng?
Pháp luật
Găng tay y tế có phải chất thải y tế hay không? Tổ chức, cá nhân có hành vi tái chế găng tay y tế đã qua sử dụng thì bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Xả nước thải y tế không đạt chuẩn ra môi trường bị xử phạt bao nhiêu? Nước thải y tế có thuộc chất thải nguy hại không?
Pháp luật
Chất thải y tế là chất thải nguy hại gồm có các loại nào? Phân loại và thu gom chất thải nguy hại y tế thế nào?
Pháp luật
Khu vực lưu giữ chất thải y tế của bệnh viện, cơ sở y tế không có thiết bị phòng cháy chữa cháy có được không?
Pháp luật
Chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm ở dạng rắn hoặc dạng lỏng được đựng trong túi hay trong thùng chứa?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất thải y tế
2,372 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất thải y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào