Game điện tử là gì? Mở cửa hàng game điện tử gần các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được không?
Game điện tử là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL quy định:
Điều kiện kinh doanh và hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử
1. Hoạt động trò chơi điện tử quy định tại Quy chế bao gồm cả trò chơi trực tuyến (online games) và trò chơi sử dụng các máy không kết nối với mạng Internet; không bao gồm trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.
2. Khoảng cách từ 200m trở lên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Quy chế tính từ cửa hàng trò chơi điện tử đến cổng các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Theo đó, game điện tử hay nói cách khác chính là trò chơi điện tử. Đây là một trò chơi sử dụng các thiết bị điện tử như màn hình, bàn phím, chuột máy tính, tay cầm điều khiển, loa,... để tạo ra một hệ thống tương tác và kết nối với người chơi nhằm mục đích giải trí.
Game điện tử bao gồm: game điện tử trực tuyến (có kết nối mạng Internet) và game điện tử không kết nối mạng Internet.
Game điện tử có thể giúp người chơi giải trí, nâng cao khả năng phản xạ, cải thiện trí thông minh,...Tuy nhiên, game điện tử cũng có tính gây nghiện rất cao.
Game điện tử là gì? (Hình từ Internet)
Mở cửa hàng game điện tử gần các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được không?
Điều kiện mở cửa hàng game điện tử được quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 103/2009/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 7 Nghị định 142/2018/NĐ-CP) như sau:
Điều kiện và hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử phải có các điều kiện sau:
a) Cửa hàng trò chơi điện tử phải cách các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông từ 200 m trở lên;
b) Trang thiết bị đảm bảo chất lượng âm thanh, hình ảnh; hình thức trang thiết bị phù hợp thẩm mỹ Việt Nam.
2. Khi hoạt động, tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử phải tuân theo các quy định sau:
a) Nội dung trò chơi điện tử phải lành mạnh, không vi phạm các quy định cấm tại Điều 3 Quy chế này;
b) Không được hoạt động sau 10 giờ đêm đến 8 giờ sáng.
3. Nghiêm cấm tổ chức kinh doanh trò chơi điện tử có tính chất đánh bạc.
Như vậy, theo quy định thì cửa hàng game điện tử phải cách các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tối thiểu là 200 mét.
Cửa hàng game điện tử không kết nối mạng Internet hoạt động quá 10 giờ đêm có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với cửa hàng game điện tử hoạt động quá 10 giờ đêm được quy định tại Điều 31 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet ở địa điểm cách trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dưới 200 mét.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 22 giờ mỗi ngày.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có tem, nhãn kiểm soát, lưu hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền dán trên máy trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet theo quy định.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet có nội dung khiêu dâm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực.
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc dán tem, nhãn kiểm soát, lưu hành trên máy trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Đồng thời, căn cứ Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định, cửa hàng game điện tử không kết nối mạng Internet nếu hoạt động quá 10 giờ đêm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đồng thời, phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi hoạt động quá giờ quy định.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Trượng hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tác hại của động đất? Dấu hiệu động đất? Động đất có độ lớn bao nhiêu thì ảnh hưởng đến Việt Nam?
- Xuất hóa đơn thay thế trong trường hợp nào? Mẫu thông báo hóa đơn điện tử có sai sót theo Nghị định 123?
- Giờ cúng ông Công ông Táo 2025? Cúng ông Công ông Táo 2025 giờ nào đẹp? Người dân có được sử dụng pháo hoa Tết Âm lịch 2025 không?
- Danh sách đề nghị tặng Huy hiệu Đảng? Mẫu danh sách Đảng viên đề nghị tặng Huy hiệu Đảng mới nhất?
- Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán Tết Âm lịch 2025? Chứng khoán nghỉ giao dịch bao nhiêu ngày dịp Tết Nguyên Đán 2025?