Ga trung gian là gì? Với các ga đường sắt trung gian lớn thì nên chọn vị trí đường lánh nạn nằm ở vị trí nào?
Ga trung gian là gì?
Ga trung gian được giải thích tại tiểu mục 3.2.18 tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 về Đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm - Yêu cầu thiết kế tuyến như sau:
3.1.17 Ga khu đoạn (Sectioning station)
Là ga chính giữa 2 khu đoạn chạy tầu, ngoài những tác nghiệp đón tiễn nhường tránh tầu, ga khu đoạn có tác nghiệp chính là giải thể, lập tầu, chỉnh bị và thay đổi đầu máy.
3.1.18 Ga trung gian (Intermediate station)
Là ga dùng để nhường, tránh, cắt hoặc móc thêm toa xe, xếp dỡ hàng hóa (có thể có thiết bị cấp nước hoặc có đường chuyên dùng nối vào ga).
3.1.19 Ga nhường tránh (Bypass station)
Là ga dùng để đón gửi và cho các đoàn tầu tránh, vượt nhau trên khu đoạn đường đơn.
Theo đó, ga trung gian (Intermediate station) được hiểu là ga dùng để nhường, tránh, cắt hoặc móc thêm toa xe, xếp dỡ hàng hóa (có thể có thiết bị cấp nước hoặc có đường chuyên dùng nối vào ga).
Ga trung gian là gì? Với các ga đường sắt trung gian lớn thì nên chọn vị trí đường lánh nạn nằm ở vị trí nào? (hình từ internet)
Chiều dài tối đa của nền ga trung gian được quy định như thế nào?
Chiều dài tối đa của nền ga trung gian được quy định tại tiểu mục 3.2.18 tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 về Đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm - Yêu cầu thiết kế tuyến như sau:
5.3.2 Thiết kế mặt bằng đường trong ga
5.3.2.1 Nên bố trí mặt bằng các ga theo kiểu xếp ngang và nên dùng thiết kế tiêu chuẩn (thiết kế định hình cho các loại ga tránh, ga trung gian).
5.3.2.2 Ga phải được thiết kế xây dựng trên đoạn đường thẳng. Trường hợp do địa hình khó khăn cá biệt ga phải đặt trên đoạn đường cong nằm thì bán kính đường cong nằm không được nhỏ hơn 400 m ở vùng đồng bằng và 300 m ở vùng đồi núi. Những đoạn qua ghi các yết hầu ga phải nằm trên đường thẳng của đường chính.
5.3.2.3 Chiều dài nền ga tránh, ga trung gian phải tùy theo tiêu chuẩn về chiều dài dùng được của các đường đón tiễn trên biểu đồ chạy tàu bố trí thời kỳ sau để xác định.
...
Theo đó, chiều dài nền ga trung gian phải tùy theo tiêu chuẩn về chiều dài dùng được của các đường đón tiễn trên biểu đồ chạy tàu bố trí thời kỳ sau để xác định.
Như vậy, pháp luật không quy định chiều dài tối đa của nền ga trung gian mà chiều dài của nền ga phải tùy theo tiêu chuẩn về chiều dài dùng được của các đường đón tiễn trên biểu đồ chạy tàu bố trí thời kỳ sau để xác định.
Lưu ý: Khi thiết kế xây dựng mới ga trung gian phải căn cứ nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách đi tầu của ga và địa hình, địa mạo khu vực dân cư, cơ sở kinh tế dọc tuyến để lựa chọn, bố trí mặt bằng các ga cho phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường mà tuyến đường đó đảm nhiệm.
Với các ga trung gian lớn thì nên chọn vị trí đường lánh nạn ở đâu?
Tại Phụ lục M ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 về Đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm - Yêu cầu thiết kế tuyến quy định như sau:
M.1 Qui định chung
M.1.1 Tính toán, thiết kế và xây dựng đường lánh nạn phải có điều kiện nhất định trên cơ sở những quy trình, quy phạm thiết kế, khai thác và quản lý đường sắt hiện hành.
M.1.2 Với những điều kiện quy định, đường lánh nạn phải bảo đảm an toàn cho đoàn tàu trôi dốc khi bị mất khống chế dừng được trên đường lánh nạn và không xảy ra tai nạn đổ tàu hoặc vượt qua mốc chắn.
M.2 Vị trí đặt đường lánh nạn
M.2.1 Căn cứ vào kiểm toán tốc độ đoàn tàu mất khống chế, điều kiện địa hình để quyết định chọn vị trí đặt đường lánh nạn.
Thông thường nên chọn vị trí đường lánh nạn ở ga dưới dốc lớn.
Trường hợp đặc biệt khó khăn, đoàn tàu có khả năng lật đổ trên khu gian khi bị mất khống chế. Sau khi so sánh kinh tế kỹ thuật, có thể xét đặt đường lánh nạn trên khu gian.
M.2.2 Đường lánh nạn ở ga cần căn cứ vào tính chất tác nghiệp, năng lực thông qua yêu cầu của khu gian, địa hình và tốc độ của đoàn tàu mất khống chế để xét chọn vị trí đặt ở đầu vào ga hay ở phía ra ga.
Các ga trung gian lớn, ga kỹ thuật có tác nghiệp phức tạp nên chọn vị trí đường lánh nạn ở đầu vào ga. Ở các ga nhường tránh tàu có thể đặt đường lánh nạn ở phía ra ga.
Theo đó, với các ga trung gian lớn có tác nghiệp phức tạp nên chọn vị trí đường lánh nạn ở đầu vào ga. Ở các ga nhường tránh tàu có thể đặt đường lánh nạn ở phía ra ga.
Lưu ý: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 về Đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm - Yêu cầu thiết kế tuyến áp dụng cho công tác thiết kế mới đường sắt khổ 1000 mm với tốc độ nhỏ hơn hoặc bằng 120 km/h (bao gồm: mặt bằng, mặt cắt dọc, nền đường, kiến trúc tầng trên đường sắt, đường lánh nạn và giao cắt giữa đường sắt với đường bộ) thuộc đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?