Gà mắc bệnh tụ huyết trùng gia cầm thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Cần bao nhiêu gan gà để làm mẫu bệnh phẩm chẩn đoán bệnh?

Cho tôi hỏi khi gà mắc bệnh tụ huyết trùng thì sẽ có bao nhiêu giai đoạn nhiễm bệnh, ở mỗi giai đoạn thì gà sẽ có những triệu chứng lâm sàng nào cho thấy đang mắc bệnh. Tôi nghe nói có thể dùng mẫu gà của gà có triệu chứng mắc bệnh tụ huyết trùng gia cầm để mẫu bệnh phẩm làm thí nghiệm thì không biết cần bao nhiêu mẫu gan gà mới đủ? Câu hỏi của anh Sang từ Long An

Để chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gia cầm ở gà thì có thể sử dụng những thiết bị và dụng cụ nào?

Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-31:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 31: Bệnh tụ huyết trùng gia cầm quy định về thiết bị và dụng cụ như sau:

Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm sinh học và những thiết bị, dụng cụ sau:
4.1. Tủ ấm, có thể duy trì nhiệt độ 37 °C.
4.2. Kính hiển vi quang học, vật kính có độ phóng đại 10X, 40X, 100X.
4.3. Nồi hấp, có thể duy trì nhiệt độ 110°C, 121 °C.
4.4. Phiến kính, vô trùng.
4.5. Que cấy, vô trùng.
4.6. Que cấy chích sâu, vô trùng.
4.7. Ống nghiệm, vô trùng.
4.8. Bể ủ nhiệt, có thể duy trì nhiệt độ từ 55 °C đến 60 °C.
4.9. Đèn cồn.
4.10. Panh, kéo, vô trùng.

Theo tiêu chuẩn trên thì một số thiết bị và dụng cụ dùng trong việc chẩn đoán bệnh tu huyết trùng gia cầm ở gà như tủ ấm, kính hiển vi quang học, nồi hấp, phiến kính, que cấy, que cấu chích sâu, ống nghiệm, bể ủ nhiệt, đèn cồn, panh, kéo, vô trùng.

Gà mắc bệnh tụ huyết trùng gia cầm thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?

Theo tiểu 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-31:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 31: Bệnh tụ huyết trùng gia cầm thì khi gà mắc bệnh sẽ chia làm hai giai đoạn thể cấp tính và mãn tính, một số triệu chứng lâm sàng ỏ hai giai đoạn như sau:

(1) Thể cấp tính:

- Gia cầm chết nhanh sau vài giờ đến hai ngày nhiễm bệnh;

- Gia cầm ủ rũ, vận động chậm, bỏ ăn, khát nước, khó thở;

- Gia cầm chảy nhiều nước mũi, nước dãi, liệt chân hoặc liệt cánh;

- Mào và tích tím tái (ở gà);

- Phân thường có màu trắng loãng hoặc xanh trắng, đôi khi có máu tươi.

(2) Thể mạn tính:

- Gia cầm có thể có các ổ viêm cục bộ ở mào, tích (ở gà), chân, khớp xương cánh, đệm chân, túi xương ức;

- Kết mạc mắt viêm, có dịch rỉ;

- Mũi tiết ra chất dịch dính;

- Gia cầm ngoẹo cổ, khó thở, có tiếng khò khè ở khí quản;

- Vùng đầu có thủy thũng rắn, sau đó các mô thủy thũng bị thoái hóa thành thể bã đậu, khi mổ ra có mùi thối.

Ngoài hai giai đoạn bệnh tụ huyết trùng gia cầm trên thì còn có giai đoạn quá cấp tính. Tuy nhiên, ở giai đoạn quá cấp tính của bệnh tụ huyết trùng gia cầm thì gà thường chết đột ngột nên không có triệu chứng lâm sàng

Gà mắc bệnh tụ huyết trùng gia cầm thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?

Gà mắc bệnh tụ huyết trùng gia cầm thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? (Hình từ Internet)

Dùng gan gà có triệu chứng mắc bệnh tụ huyết trùng gia cầm để tiến hành thí nghiệm thì cần lấy nhiêu là đủ?

Theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-31:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 31: Bệnh tụ huyết trùng gia cầm quy định về việc lấy mẫu bệnh phẩm như sau:

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1. Lấy mẫu
Bệnh phẩm bao gồm: máu tim, phổi, gan, lách, xương ống chân.
- Máu tim: dùng bơm, kim tiêm hoặc pipet vô trùng lấy máu tim;
- Mẫu gan, lách, phổi: lấy mẫu vô trùng từ 10 g đến 100 g mỗi loại bệnh phẩm, cho vào từng lọ hay túi ni lon vô trùng riêng biệt, đậy kín;
- Xương ống chân: lấy dao cắt hai đầu khớp, róc sạch thịt.
CHÚ THÍCH: Các dụng cụ lấy mẫu như dao, kéo, panh kẹp phải được sát trùng bằng etanol 70 % (3.9) trước và sau khi lấy mẫu. Bệnh phẩm phải lấy vô trùng ngay sau khi gia cầm chết càng nhanh càng tốt.
Bệnh phẩm phải được bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C và gửi về phòng thí nghiệm trong vòng 24 h sau khi lấy mẫu kèm theo giấy yêu cầu xét nghiệm có ghi rõ triệu chứng, bệnh tích và các thông tin về dịch tễ.
...

Nếu lấy gan gà có triệu chứng lâm sàng mắc bệnh tụ huyết trùng gia cầm thì cần lấy từ ừ 10 g đến 100 g mỗi loại bệnh phẩm, cho vào từng lọ hay túi ni lon vô trùng riêng biệt, đậy kín.

Mẫu bệnh phẩm (mẫu gan) sau khi được lấy cần được bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C và gửi về phòng thí nghiệm trong vòng 24 h sau khi lấy mẫu kèm theo giấy yêu cầu xét nghiệm có ghi rõ triệu chứng, bệnh tích và các thông tin về dịch tễ.

Ngoài mẫu gan thì anh còn có thể sử dụng máu tim, phổi,lách, xương ống chân ở gà để làm mẫu bệnh phầm để tiến hành thí nghiệm chẩn đoán

Chú ý: các dụng cụ lấy mẫu bệnh phẩm ở gà có triệu chứng lâm sàng mắc bệnh tụ huyết trùng gia cầm như dao, kéo, panh kẹp phải được sát trùng bằng etanol 70 % (3.9) trước và sau khi lấy mẫu. Bệnh phẩm phải lấy vô trùng ngay sau khi gia cầm chết càng nhanh càng tốt.

Bệnh tụ huyết trùng gia cầm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Gà mắc bệnh tụ huyết trùng gia cầm thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Cần bao nhiêu gan gà để làm mẫu bệnh phẩm chẩn đoán bệnh?
Pháp luật
Để tiến hành chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gia cầm ở gà bằng phương pháp tiêm động vật thí nghiệm thì cần làm thế nào?
Pháp luật
Gà mắc bệnh tụ huyết trùng gia cầm có tỷ lệ tử vong cao hay không? Tỷ lệ lên tới bao nhiêu phần trăm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh tụ huyết trùng gia cầm
2,433 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh tụ huyết trùng gia cầm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh tụ huyết trùng gia cầm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào