Ép người lao động là người khuyết tật làm việc vào ban đêm bị xử phạt hành chính bao nhiêu theo quy định?
- Tự ý phân công người lao động là người khuyết tật làm việc vào ban đêm có vi phạm pháp luật không?
- Ép người lao động là người khuyết tật làm việc vào ban đêm bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp ép người lao động là người khuyết tật làm việc vào ban đêm không?
Tự ý phân công người lao động là người khuyết tật làm việc vào ban đêm có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ Điều 160 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
1. Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.
Theo quy định này, cá nhân, tổ chức chỉ được quyền phân công người lao động là người khuyết tật làm việc vào ban đêm khi có sự đồng ý của người lao động. Mọi hành vi tự ý sắp xếp lịch làm việc vào ban đêm và buộc người khuyết tật làm việc đều là vi phạm pháp luật.
Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật (hình từ Internet)
Ép người lao động là người khuyết tật làm việc vào ban đêm bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Căn cứ Điều 31 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với các vi phạm quy định về người lao động cao tuổi, người khuyết tật như sau:
Vi phạm quy định về người lao động cao tuổi, người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
a) Không tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ;
b) Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên hoặc khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Theo quy định này, cá nhân sử dụng người lao động là người khuyết tật làm việc vào ban đêm khi chưa có sự đồng ý của họ sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý mức xử phạt hành chính trên là mức phạt đối với cá nhân sử dụng người lao động là người khuyết tật làm việc vào ban đêm khi chưa có sự đồng ý của họ. Đối với doanh nghiệp mức xử phạt hành chính sẽ nhân hai (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp ép người lao động là người khuyết tật làm việc vào ban đêm không?
Căn cứ khoản 2 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV Nghị định này.
Như đã phân tích ở trên, mức xử phạt hành chính tối đa đối với doanh nghiệp ép người lao động là người khuyết tật làm việc vào ban đêm là 20.000.000 đồng (thấp hơn mức tối đa mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt).
Do vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp có hành vi ép người lao động là người khuyết tật làm việc vào ban đêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn yêu cầu công nhận hiệu lực hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ không công chứng, chứng thực mới nhất?
- Hướng dẫn cách lập giấy ủy quyền đăng ký người phụ thuộc chi tiết mới nhất 2024 như thế nào?
- Mẫu Giấy chứng minh đối tượng trong Công an nhân dân được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở? Đối tượng nào được hưởng chính sách?
- Bài phát biểu cựu chiến binh 6 12 ý nghĩa chi tiết? Tải mẫu bài phát biểu cựu chiến binh 6 12 ý nghĩa chi tiết?
- Mẫu Báo cáo kết quả kiểm tra đảng viên chấp hành? Mốc thời gian kiểm tra đảng viên được tính thế nào?