Ép buộc cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội thì Ban tổ chức lễ hội bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Việc tổ chức lễ hội được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Ép buộc cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội thì Ban tổ chức lễ hội bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có được quyền xử phạt Ban tổ chức lễ hội ép buộc cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội không?
Việc tổ chức lễ hội được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức lễ hội như sau:
Nguyên tắc tổ chức lễ hội
1. Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
2. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
3. Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
4. Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
5. Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
6. Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
7. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo đó, việc tổ chức lễ hội được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
Tổ chức lễ hội (Hình từ Internet)
Ép buộc cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội thì Ban tổ chức lễ hội bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại điểm b khoản 5, điểm b khoản 8 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
...
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam;
b) Ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Theo quy định trên, Ban tổ chức lễ hội ép buộc cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp là cá nhân.
Nếu ban tổ chức là tổ chức mà vi phạm thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, Ban tổ chức lễ hội này còn bị buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có được quyền xử phạt Ban tổ chức lễ hội ép buộc cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội không?
Căn cứ khoản 1 Điều 71 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
...
Theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo với mức phạt tiền tối đa là 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do Ban tổ chức lễ hội ép buộc cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 10.000.000 đồng đối với cá nhân và 20.000.000 đối với tổ chức cho nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đối với cá nhân có hành vi này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu văn bản đề nghị hỗ trợ chi phí đầu tư theo Nghị định 182? Nguyên tắc áp dụng chính sách hỗ trợ đầu tư là gì?