Em gái dùng dao đâm chết bạn cùng phòng nếu tôi phi tang bằng chứng thì có phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự không?
Chị gái che giấu tội phạm giúp em gái có phạm tội hay không?
Tội che giấu tội phạm là hành vi của người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà pháp luật hình sự hiện hành quy định.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
“Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”
Như vậy, theo quy định như trên do bạn là chị ruột của người phạm tội cho nên việc bạn che giấu tội giết người của em gái sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trừ khi em gái bạn phạm tội thuộc vào khung đặc biệt nghiêm trọng.
Không tố giác hành vi giết người của em gái có phạm tội không tố giác tội phạm hay không?
Theo Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 138 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về Tội không tố giác tội phạm, cụ thể:
"Điều 390. Tội không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt."
Có thể thấy, theo quan điểm của pháp luật hình sự người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định ở trên.
Bên cạnh đó, tại Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì không tố giác tội phạm được quy định, cụ thể:
"Điều 19. Không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này."
Đối chiếu với thông tin bạn cung cấp thì mặc dù bạn biết rõ hành vi phạm tội của em gái đã xảy ra và bạn không tố giác với cơ quan chức năng nhưng do bạn là chị ruột nên theo quy định của pháp luật bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác theo Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 ( được sửa đổi bởi khoản 138 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)
Hung khí giết người
Theo pháp luật hình sự tội giết người phải chịu hình phạt như thế nào?
Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Mục đích của hành vi phạm tội là tước đoạt tính mạng của nạn nhân. Trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được, nếu hậu quả là gây thương tích thì định tội cố ý gây thương tích, nếu hậu quả là chết người thì người phạm tội phạm vào tội giết người theo pháp luật hình sự quy định.
Căn cứ Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội giết người như sau:
- Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
+ Giết 02 người trở lên;
+ Giết người dưới 16 tuổi;
+ Giết phụ nữ mà biết là có thai;
+ Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
+ Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
+ Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
+ Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
+ Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
+ Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
+ Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
+ Thuê giết người hoặc giết người thuê;
+ Có tính chất côn đồ;
+ Có tổ chức;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Vì động cơ đê hèn.
- Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, tùy thuộc vào hành vi cụ thể của em gái bạn Tòa án có thẩm quyền sẽ đưa ra hình phạt tương ứng với tội phạm của em gái bạn. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hình sự mức phạt tù cao nhất đối với tội giết người hiện nay là 15 năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có thể thử việc lần 2 trong trường hợp nào? Được thử việc lần 2 thì tiền lương có giảm không?
- Công dân không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải xin giấy xác nhận thông tin về cư trú ở đâu?
- Mẫu báo cáo công tác thi đua khen thưởng cấp xã? Theo Luật Thi đua Khen thưởng có những loại hình khen thưởng nào?
- Mẫu quyết định công nhận kết quả đánh giá xếp loại chất lượng chi bộ? Căn cứ quyết định công nhận?
- Mẫu báo cáo thành tích cá nhân công đoàn có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác chuẩn Quyết định 999?