Đương sự bổ sung yêu cầu bồi thường thiệt hại do QĐHC, HVHC gây ra có phải là vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu không?
Đương sự bổ sung yêu cầu bồi thường thiệt hại do QĐHC, HVHC gây ra có phải là vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu không?
Theo Mục 5 Công văn 207/TANDTC-PC năm 2024 quy định như sau:
Tại phiên tòa sơ thẩm, đương sự bổ sung yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính gây ra có được xác định là vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu quy định tại Điều 173 Luật Tố tụng hành chính 2015 không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Tố tụng hành chính 2015, khoản 2, khoản 4 Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC ngày 24/8/2023 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều 55 của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước về giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa án thì việc đương sự bổ sung yêu cầu bồi thường thiệt hại tại phiên tòa sơ thẩm là vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu theo quy định tại Điều 173 Luật Tố tụng hành chính.
Tòa án không giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại mà giải thích cho đương sự để họ khởi kiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước sau khi họ nhận được bản án, quyết định của Tòa án hoặc theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Ví dụ: Người khởi kiện yêu cầu hủy Quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Tại phiên tòa sơ thẩm, người khởi kiện bổ sung yêu cầu bồi thường thiệt hại do việc thực hiện cưỡng chế thu hồi đất gây ra. Nếu người khởi kiện bổ sung yêu cầu về bồi thường thiệt hại trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại thì được xem xét, giải quyết trong vụ án hành chính.
Nếu người khởi kiện bổ sung yêu cầu về bồi thường thiệt hại tại phiên tòa sơ thẩm là vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu theo quy định tại Điều 173 Luật Tố tụng hành chính. Tòa án không xem xét giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại mà giải thích cho đương sự để họ khởi kiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước sau khi họ nhận được bản án, quyết định của Tòa án hoặc theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Đương sự bổ sung yêu cầu bồi thường thiệt hại do QĐHC, HVHC gây ra có phải là vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu không? (hình từ internet)
Hội đồng xét xử chấp nhận việc bổ sung yêu cầu của đương sự khi nào?
Theo Điều 173 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
2. Trường hợp đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu mà đương sự đã rút.
Như vậy, Hội đồng xét xử chấp nhận việc bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
Yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thì Tòa án giải quyết không?
Theo Điều 7 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính
1. Người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, danh sách cử tri gây ra.
Người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ. Trường hợp cần thiết, Tòa án có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được chính xác.
Khi giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính, các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết.
2. Trường hợp trong vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thì Tòa án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trường hợp Tòa án giải quyết cả phần yêu cầu bồi thường thiệt hại cùng với việc giải quyết vụ án hành chính mà phần quyết định của bản án về bồi thường thiệt hại bị kháng cáo hoặc kháng nghị hoặc bị Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hủy để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại thì phần quyết định về bồi thường thiệt hại trong các trường hợp này là một phần của vụ án hành chính. Thủ tục giải quyết đối với phần quyết định về bồi thường thiệt hại bị kháng cáo, kháng nghị hoặc bị hủy để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại được thực hiện theo quy định của Luật này.
Như vậy, nếu trong vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thì Tòa án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trường hợp Tòa án giải quyết cả phần yêu cầu bồi thường thiệt hại cùng với việc giải quyết vụ án hành chính mà phần quyết định của bản án về bồi thường thiệt hại bị kháng cáo hoặc kháng nghị hoặc bị Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hủy để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại thì phần quyết định về bồi thường thiệt hại trong các trường hợp này là một phần của vụ án hành chính.
Thủ tục giải quyết đối với phần quyết định về bồi thường thiệt hại bị kháng cáo, kháng nghị hoặc bị hủy để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại được thực hiện theo quy định của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm những nội dung nào theo quy định?
- Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng là khu vực nào? Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng có cửa riêng không?
- Hàng tiêu dùng nội bộ không phải xuất hóa đơn trong trường hợp nào? Hàng tiêu dùng nội bộ có được sử dụng hóa đơn điện tử không?
- Việc xây dựng bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày tháng năm nào theo Nghị định 71?
- Hương ước quy ước được thể hiện dưới hình thức nào? Hương ước quy ước thông qua khi nào theo quy định?