Đường phát thải cơ sở của lĩnh vực quản lý chất thải phải được cập nhật bao nhiêu năm 1 lần theo quy định?
- Đường phát thải cơ sở là gì? Quy trình xây dựng đường phát thải cơ sở của lĩnh vực quản lý chất thải bao gồm những bước nào?
- Đường phát thải cơ sở của lĩnh vực quản lý chất thải phải được cập nhật bao nhiêu năm một lần theo quy định?
- Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường được quy định như thế nào?
Đường phát thải cơ sở là gì? Quy trình xây dựng đường phát thải cơ sở của lĩnh vực quản lý chất thải bao gồm những bước nào?
Đường phát thải cơ sở được định nghĩa tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT là giả định tổng mức phát thải khí nhà kính từng năm của một lĩnh vực theo kịch bản phát triển thông thường của lĩnh vực đó trong một giai đoạn nhất định.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 25 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT thì quy trình xây dựng đường phát thải cơ sở của lĩnh vực quản lý chất thải bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xây dựng kịch bản BAU của lĩnh vực quản lý chất thải căn cứ trên hiện trạng quản lý chất thải trước khi thực hiện các chính sách giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong giai đoạn 2023-2030, các kịch bản về phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải trong giai đoạn 2023 - 2030 và các dự báo về lượng chất thải phải xử lý trong giai đoạn 2023 - 2030;
Phương pháp tính toán mức phát thải khí nhà kính theo kịch bản BAU áp dụng phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được quy định tại Phụ lục I.1 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT;
Bước 2: Xây dựng đường phát thải cơ sở chi tiết đến từng năm theo kịch bản BAU cho các nguồn phát thải trong giai đoạn 2023 - 2030.
Đường phát thải cơ sở là gì? Quy trình xây dựng đường phát thải cơ sở của lĩnh vực quản lý chất thải bao gồm những bước nào? (Hình từ Internet)
Đường phát thải cơ sở của lĩnh vực quản lý chất thải phải được cập nhật bao nhiêu năm một lần theo quy định?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 25 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT về xây dựng đường phát thải cơ sở của lĩnh vực quản lý chất thải:
Theo đó, đường phát thải cơ sở phải được cập nhật 02 (hai) năm một lần, và được thể hiện trong báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực.
Trong đó, đường phát thải cơ sở của lĩnh vực quản lý chất thải được xây dựng chi tiết đến từng năm trong giai đoạn 2023 - 2030 cho tất cả các nguồn phát thải được thực hiện kiểm kê khí nhà kính bao gồm:
- Phát thải từ chôn lấp chất thải rắn;
- Phát thải từ xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học;
- Phát thải từ thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải;
- Phát thải từ xử lý và xả thải nước thải;
- Phát thải từ các hoạt động giảm phát thải trong xử lý, tiêu hủy chất thải.
Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường được quy định như thế nào?
Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường được quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường 2020; cụ thể như sau:
- Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy;
- Chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý;
- Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp phải kiểm soát có trách nhiệm phân định chất thải là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật. Chất thải công nghiệp sau khi phân định phải được quản lý theo quy định của pháp luật;
- Chất thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sản phẩm, hàng hóa và được phép sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất;
- Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý có trách nhiệm vận chuyển chất thải đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp;
- Việc quản lý chất thải phóng xạ được thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
Ngoài ra, yêu cầu chung về quản lý nước thải được quy định như sau:
- Nước thải phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận;
- Nước thải được khuyến khích tái sử dụng khi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và mục đích sử dụng nước;
- Nước thải có chứa thông số môi trường nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Việc xả nước thải sau xử lý ra môi trường phải được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?