Đường ngang chuyên dùng là gì? Chủ quản lý, sử dụng đường ngang chuyên dùng trên đường sắt có trách nhiệm gì?

Yêu cầu đối với đoạn đường bộ tại đường ngang khi xây dựng mới đường ngang chuyên dùng là gì? Chủ quản lý, sử dụng đường ngang chuyên dùng trên đường sắt có trách nhiệm gì? Thắc mắc đến từ bạn G.H ở Long An.

Đường ngang chuyên dùng là gì?

Đường ngang chuyên dùng được giải thích theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT như sau:

Đường ngang chuyên dùng là đoạn đường bộ chuyên dùng giao nhau cùng mức với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.

Đường ngang chuyên dùng là gì?

Đường ngang chuyên dùng là gì? (Hình từ Internet)

Chủ quản lý, sử dụng đường ngang chuyên dùng trên đường sắt có trách nhiệm gì?

Trách nhiệm của chủ quản lý, sử dụng đường ngang chuyên dùng trên đường sắt theo Điều 59 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT như sau:

1) Quản lý, bảo trì, tổ chức phòng vệ và duy trì trạng thái kỹ thuật của đường ngang thuộc phạm vi quản lý sử dụng trong suốt quá trình khai thác theo quy định tại Thông tư này.

2) Bố trí định biên gác đường ngang do mình quản lý, sử dụng.

3) Có biện pháp sửa chữa kịp thời bảo đảm an toàn đường ngang do mình quản lý, sử dụng, an toàn giao thông khi phát hiện có hư hỏng.

4) Lập hồ sơ quản lý đường ngang do mình quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều 29 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT:

Hồ sơ quản lý đường ngang
Hồ sơ quản lý đường ngang bao gồm:
1. Hồ sơ quản lý đối với từng đường ngang:
a) Hồ sơ hoàn công đường ngang và các công trình khác đã được cấp phép xây dựng trong khu vực đường ngang theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp hồ sơ hoàn công bị thất lạc hoặc thiếu, các chủ thể quy định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60 của Thông tư này có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý hiện trạng đường ngang;
b) Giấy phép xây dựng đường ngang, quyết định đưa đường ngang vào khai thác, sử dụng;
c) Biểu thống kê trạng thái kỹ thuật và lý lịch đường ngang;
d) Hồ sơ hành lang an toàn giao thông tại đường ngang theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, có thể hiện các công trình kiến trúc, vật che khuất tầm nhìn trong phạm vi này;
...

5) Trường hợp chủ quản lý, sử dụng đường ngang chuyên dùng không thực hiện đầy đủ quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt (đối với đường ngang trên đường sắt quốc gia) hoặc chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng (đối với đường ngang trên đường sắt chuyên dùng) quyết định tạm dừng khai thác đường ngang. Khi đó, chủ quản lý, sử dụng đường ngang chuyên dùng phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu đối với đoạn đường bộ tại đường ngang khi xây dựng mới đường ngang chuyên dùng là gì?

Yêu cầu đối với đoạn đường bộ tại đường ngang khi xây dựng mới đường ngang chuyên dùng theo quy định tại Điều 8 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT như sau:

Khi xây dựng mới đường ngang, đoạn đường bộ tại đường ngang phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng theo cấp đường bộ và các quy định sau:

- Bình diện: đường bộ từ mép ray ngoài cùng trở ra phải thẳng trên một đoạn dài tối thiểu bằng khoảng cách tầm nhìn hãm xe theo tiêu chuẩn đường ô tô - yêu cầu thiết kế; trường hợp khó khăn về địa hình cũng không được nhỏ hơn 15 mét (m). Đối với đường ngang có bố trí dải phân cách giữa, khoảng cách từ mép ray ngoài cùng đến đầu giải phân cách tối thiểu là 06 mét (m).

- Trắc dọc:

a) Trong lòng đường sắt và từ mép ray ngoài cùng trở ra, đường bộ dốc 0% trên chiều dài tối thiểu 16 mét (m), trường hợp khó khăn không nhỏ hơn 10 mét (m);

b) Đoạn đường bộ tiếp theo có độ dốc không quá 03% trên chiều dài tối thiểu 20 mét (m); trường hợp vùng núi và địa hình khó khăn, độ dốc các đoạn này không được quá 06%;

c) Đoạn đường bộ đi qua hai đường sắt trở lên, độ dốc dọc của đường bộ được xác định theo cao độ đỉnh ray của hai đường sắt liền kề.

- Chiều rộng phần xe chạy của đoạn đường bộ trong phạm vi đường ngang không nhỏ hơn bề rộng phần xe chạy trên đường bộ phía ngoài và không nhỏ hơn 06 mét (m). Trường hợp phải mở rộng để mặt đường không nhỏ hơn 06 mét (m), đoạn tiếp theo vuốt dần về bề rộng phần xe chạy trên đường bộ ngoài phạm vi đường ngang theo tỉ lệ 10:1. Bề rộng phần lề đường tối thiểu phải bảo đảm đủ để lắp đặt biển báo hiệu đường bộ.

- Trong phạm vi đường ngang phải có đầy đủ hệ thống thoát nước để bảo đảm thoát nước của khu vực.

- Trên mặt đường bộ trong khu vực đường ngang không có người gác được bố trí gờ giảm tốc, gồ giảm tốc để tăng cường an toàn giao thông. Việc bố trí gờ giảm tốc, gồ giảm tốc theo sơ đồ tổ chức phòng vệ đường ngang tại Phụ lục II của Thông tư này. Trong trường hợp này, đoạn đường bộ trong lòng đường sắt và từ mép ray ngoài cùng trở ra, đường bộ dốc 0% trên chiều dài tối thiểu 25 mét (m).

- Trường hợp tổ chức giao thông có phần đường dành riêng cho người đi bộ qua đường ngang, phạm vi từ mép ray ngoài cùng trở ra đến vạch dừng xe đối với phần đường này bố trí vạch sơn đi bộ qua đường theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.

Giao thông đường sắt TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tàu hỏa khi tham gia giao thông đường sắt cần những loại giấy tờ nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo bệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt gồm những gì?
Pháp luật
Vé hành khách theo hình thức vé cứng của tàu trên đường sắt quốc gia thì phải đảm bảo các điều kiện gì để hợp lệ?
Pháp luật
Người mua vé hành khách theo hình thức vé điện tử của tàu trên đường sắt quốc gia phải cung cấp những thông tin gì?
Pháp luật
Đường ngang chuyên dùng là gì? Chủ quản lý, sử dụng đường ngang chuyên dùng trên đường sắt có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Chứng vật chạy tàu là gì? Trưởng dồn thực hiện hành vi dồn tàu ra khỏi giới hạn ga khi chưa có chứng vật chạy tàu cho đoàn dồn chiếm dụng khu gian bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Công lệnh tải trọng là gì? Ai có quyền quy định trình tự xây dựng, công bố công lệnh tải trọng trên đường sắt đô thị?
Pháp luật
Cầu chung là gì? Doanh nghiệp không tổ chức kết nối tín hiệu đường sắt, đường bộ tại khu vực cầu chung do mình quản lý thị bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Không tổ chức xóa bỏ lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định thì tổ chức được giao nhiệm vụ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không lưu trữ hồ sơ tai nạn giao thông đường sắt thì bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường sắt
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
275 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường sắt
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào