Được xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ trong lĩnh vực Y tế dự phòng tại Việt Nam thì được hưởng bao nhiêu chế độ?

Xin cho hỏi cách quy đổi thời gian công tác của cá nhân công tác trong ngành Y tế dự phòng đáp ứng đủ tiêu chuẩn được xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ trong lĩnh vực Y tế dự phòng tại Việt Nam được quy định như thế nào? Được xét tặng Giải thưởng thì sẽ nhận được những chế độ gì? -Câu hỏi của chị Khánh Vy (Hà Giang)

Xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ trong lĩnh vực Y tế dự phòng cho cá nhân công tác trong ngành Y tế dựa trên tiêu chuẩn nào?

giai-thuong-dang-van-ngu

Xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ trong lĩnh vực Y tế dự phòng cho cá nhân công tác trong ngành Y tế dựa trên tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)

Theo khoản 1, khoản 3 Điều 9 Thông tư 23/2020/TT-BYT quy định như sau:

Tiêu chuẩn xét tặng cho cá nhân
1. Tiêu chuẩn chung:
a) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Có y đức trong sáng, là tấm gương tận tụy trong sự nghiệp phát triển nền Y tế dự phòng Việt Nam.
2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với cá nhân trong ngành y tế có thành tích xuất sắc đột xuất: Có sáng kiến, giải pháp hoặc đóng góp đặc biệt xuất sắc, nổi bật, được áp dụng hiệu quả, rộng rãi trong lĩnh vực Y tế dự phòng.
3. Tiêu chuẩn cụ thể đối với cá nhân trong ngành y tế có thành tích cống hiến lâu dài, có thời gian công tác trong lĩnh vực Y tế dự phòng đủ 20 năm trở lên và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
a) Đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú hoặc Nhà giáo ưu tú hoặc Chiến sỹ thi đua toàn quốc và sau đó được tặng 01 bằng khen cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác y tế dự phòng hoặc 02 danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở trở lên;
b) Đã được tặng 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc 03 bằng khen cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan đến lĩnh vực Y tế dự phòng trở lên và có ít nhất 03 thành tích khoa học thuộc một trong các trường hợp sau đây: Tham gia biên soạn sách chuyên môn; Chủ nhiệm, đồng Chủ nhiệm, nghiên cứu viên chính hoặc Thư ký đề tài nghiên cứu khoa học, đề án, dự án khoa học, cấp cơ sở trở lên; Sáng kiến khoa học kỹ thuật, cải tiến giáo trình, phương pháp đào tạo trong lĩnh vực Y tế dự phòng mang lại hiệu quả cao được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và được sử dụng rộng rãi trong thực tế; Trưởng, Phó trưởng Ban, Ủy viên thường trực Ban soạn thảo, Tổ trưởng, Tổ phó, Thư kí ban soạn thảo, tổ biên tập xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về y tế dự phòng;
c) Cá nhân thuộc đối tượng được quy đổi thời gian công tác theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Thông tư này đã được tặng từ 02 bằng khen cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan đến lĩnh vực Y tế dự phòng trở lên;
d) Cá nhân là người không giữ chức vụ, người lao động trực tiếp, người làm việc tại y tế cơ sở đã được tặng 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc được tặng 03 bằng khen cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên về công tác Y tế dự phòng.

Theo đó, cá nhân công tác trong ngành Y tế đáp ứng đủ tiêu chuẩn sau đây để được xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ trong lĩnh vực Y tế dự phòng tại Việt Nam, cụ thể:

(1) Tiêu chuẩn chung:

- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Có y đức trong sáng, là tấm gương tận tụy trong sự nghiệp phát triển nền Y tế dự phòng Việt Nam.

(2) Tiêu chuẩn cụ thể đối với cá nhân trong ngành y tế có thành tích cống hiến lâu dài, có thời gian công tác trong lĩnh vực Y tế dự phòng đủ 20 năm trở lên và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

- Đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú hoặc Nhà giáo ưu tú hoặc Chiến sỹ thi đua toàn quốc và sau đó được tặng 01 bằng khen cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác y tế dự phòng hoặc 02 danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở trở lên;

- Đã được tặng 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc 03 bằng khen cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan đến lĩnh vực Y tế dự phòng trở lên và có ít nhất 03 thành tích khoa học thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Tham gia biên soạn sách chuyên môn;

+ Chủ nhiệm, đồng Chủ nhiệm, nghiên cứu viên chính hoặc Thư ký đề tài nghiên cứu khoa học, đề án, dự án khoa học, cấp cơ sở trở lên;

+ Sáng kiến khoa học kỹ thuật, cải tiến giáo trình, phương pháp đào tạo trong lĩnh vực Y tế dự phòng mang lại hiệu quả cao được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và được sử dụng rộng rãi trong thực tế;

+ Trưởng, Phó trưởng Ban, Ủy viên thường trực Ban soạn thảo, Tổ trưởng, Tổ phó, Thư kí ban soạn thảo, tổ biên tập xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về y tế dự phòng;

- Cá nhân thuộc đối tượng được quy đổi thời gian công tác theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Thông tư này đã được tặng từ 02 bằng khen cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan đến lĩnh vực Y tế dự phòng trở lên;

- Cá nhân là người không giữ chức vụ, người lao động trực tiếp, người làm việc tại y tế cơ sở đã được tặng 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc được tặng 03 bằng khen cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên về công tác Y tế dự phòng.

Cách quy đổi thời gian công tác của cá nhân công tác trong ngành Y tế dự phòng?

Theo Điều 8 Thông tư 23/2020/TT-BYT quy định như sau:

Cách tính thời gian công tác
1. Thời gian công tác trong lĩnh vực Y tế dự phòng của cá nhân tại chiến trường B, C, K; chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, Campuchia và biên giới, biển đảo thì mỗi năm công tác được tính bằng 01 năm 06 tháng.
2. Thời gian công tác trong lĩnh vực Y tế dự phòng của cá nhân tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn theo danh mục quy định của Chính phủ thì mỗi năm công tác được tính bằng 01 năm 02 tháng.
3. Trường hợp cá nhân chuyển đổi vị trí công tác, gián đoạn thời gian làm việc ở các vùng, miền khác nhau thì được cộng dồn các thời gian để tính tiêu chuẩn xét Giải thưởng.
4. Thời gian các cá nhân tham gia các khóa học tập, đào tạo tập trung dài hạn không thuộc lĩnh vực chuyên môn y tế dự phòng từ 6 tháng trở lên không được tính trong thời gian công tác.

Theo đó, cách xác định thời gian công tác của cá nhân công tác trong ngành Y tế dự phòng được quy định như sau:

- Thời gian công tác trong lĩnh vực Y tế dự phòng của cá nhân tại chiến trường B, C, K; chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, Campuchia và biên giới, biển đảo thì mỗi năm công tác được tính bằng 01 năm 06 tháng.

- Thời gian công tác trong lĩnh vực Y tế dự phòng của cá nhân tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn theo danh mục quy định của Chính phủ thì mỗi năm công tác được tính bằng 01 năm 02 tháng.

- Trường hợp cá nhân chuyển đổi vị trí công tác, gián đoạn thời gian làm việc ở các vùng, miền khác nhau thì được cộng dồn các thời gian để tính tiêu chuẩn xét Giải thưởng.

- Thời gian các cá nhân tham gia các khóa học tập, đào tạo tập trung dài hạn không thuộc lĩnh vực chuyên môn y tế dự phòng từ 6 tháng trở lên không được tính trong thời gian công tác.

Cá nhân được xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ trong lĩnh vực Y tế dự phòng tại Việt Nam được hưởng bao nhiêu chế độ?

Theo Điều 7 Thông tư 23/2020/TT-BYT quy định như sau:

Chế độ đối với tổ chức, cá nhân được tặng Giải thưởng

Tổ chức, cá nhân được tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ được nhận:
1. Bằng chứng nhận Giải thưởng Đặng Văn Ngữ của Bộ trưởng Bộ Y tế theo mẫu số 1 quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Biểu trưng của Giải thưởng theo mẫu số 2 quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tiền thưởng theo mức quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với mỗi lần xét tặng.

Theo đó, cá nhân công tác trong ngành Y tế được xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ trong lĩnh vực Y tế dự phòng tại Việt Nam được nhận:

- Bằng chứng nhận Giải thưởng Đặng Văn Ngữ của Bộ trưởng Bộ Y tế theo mẫu số 1 quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 23/2020/TT-BYT.

- Biểu trưng của Giải thưởng theo mẫu số 2 quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 23/2020/TT-BYT.

- Tiền thưởng theo mức quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với mỗi lần xét tặng Giải thưởng.

Giải thưởng Đặng Văn Ngữ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thành viên Hội đồng cấp Bộ Y tế xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ trong lĩnh vực Y tế dự phòng gồm những ai?
Pháp luật
Nơi thành lập của Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ trong lĩnh vực Y tế dự phòng?
Pháp luật
Yêu cầu tối thiểu bao nhiêu bằng khen đối với Sở Y tế tỉnh được xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ trong lĩnh vực Y tế dự phòng?
Pháp luật
Được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ trong lĩnh vực Y tế dự phòng hay không?
Pháp luật
Được xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ trong lĩnh vực Y tế dự phòng tại Việt Nam thì được hưởng bao nhiêu chế độ?
Pháp luật
Có được xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ trong lĩnh vực Y tế dự phòng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giải thưởng Đặng Văn Ngữ
669 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giải thưởng Đặng Văn Ngữ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giải thưởng Đặng Văn Ngữ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào