Được thực hiện giám định lại trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải trong những trường hợp nào?
Thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải tối đa bao lâu?
Trường hợp nào được thực hiện giám định lại trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải? (Hình từ Internet)
Theo Điều 13 Thông tư 07/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Thời hạn giám định
1. Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải tối đa là 03 tháng. Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng. Thời hạn giám định này có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa theo quy định tại khoản này.
2. Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.
Theo đó, thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải trong thời gian tối đa là 03 tháng.
– Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng.
– Thời hạn giám định này có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa theo quy định tại khoản này.
Lưu ý: Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.
Trường hợp nào được thực hiện giám định lại trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải?
Theo Điều 11 Thông tư 07/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Giám định bổ sung, giám định lại
Việc giám định bổ sung, giám định lại thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Giám định tư pháp năm 2012.
Dẫn chiếu theo Điều 29 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định như sau:
Giám định bổ sung, giám định lại
1. Việc giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án, vụ việc đã được kết luận giám định trước đó. Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.
2. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác hoặc trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này.
3. Người trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người yêu cầu giám định quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, việc giám định lại trưng cầu giám định tư pháp được thực hiện trong trường hợp trong trường hợp có căn cứ cho rằng nội dung bản kết luận giám định lần đầu không chính xác hoặc trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Giám định tư pháp 2012, cụ thể:
Hội đồng giám định
…
2. Trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định.
Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện giám định lại trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải?
Theo Điều 12 Thông tư 07/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Thành lập Hội đồng giám định
1. Việc thành lập Hội đồng giám định trong lĩnh vực giao thông vận tải được thực hiện trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định và theo yêu cầu của người trưng cầu giám định.
2. Hội đồng giám định do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập để thực hiện giám định lại lần thứ hai.
3. Việc thành lập hội đồng giám định được thực hiện như sau:
a) Thủ trưởng cơ quan tham mưu thuộc Bộ được giao chủ trì xử lý văn bản trưng cầu giám định, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị có liên quan để cử người thực hiện giám định tư pháp phù hợp với nội dung trưng cầu giám định tham gia Hội đồng giám định. Trên cơ sở văn bản cử người của các cơ quan, đơn vị, cơ quan tham mưu thuộc Bộ được giao chủ trì xử lý văn bản trưng cầu giám định tư pháp xem xét, trình Bộ trưởng quyết định thành lập Hội đồng giám định;
b) Hội đồng giám định có ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định.
c) Hội đồng giám định hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật Giám định tư pháp năm 2012.
Theo đó, Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định và theo yêu cầu của người trưng cầu giám định.
Như vậy, Hội đồng giám định có thẩm quyền thực hiện giám định lại trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Download mẫu thông báo tăng giá hàng hóa dịch vụ gửi khách hàng? Trách nhiệm công khai thông tin về giá của cá nhân kinh doanh?
- Phạt xe không chính chủ 2025 là gì? Lỗi đi xe không chính chủ 2025 theo Nghị định 168 chi tiết?
- Tấm gương anh hùng tiêu biểu trong sự kiện Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
- Năm 2025, phơi thóc lúa rơm rạ nông lâm hải sản trên đường bộ thì bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới được quy định thế nào theo Nghị định 175?