Được tái áp dụng Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam không? Nếu có thì tối đa mấy lần?
- Được tái áp dụng Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam không? Nếu có thì tối đa mấy lần?
- Nếu áp dụng Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam mà gây thiệt hại thì mức độ bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở nào?
- Trường hợp nào hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam được miễn áp dụng biện pháp tự vệ?
Được tái áp dụng Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam không? Nếu có thì tối đa mấy lần?
Tại Điều 97 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định thì biện pháp tự vệ đã được áp dụng với một loại hàng hóa có thể được tái áp dụng đối với hàng hóa đó theo quy định sau đây:
- Trường hợp biện pháp tự vệ đã được áp dụng từ 04 năm trở lên, bao gồm cả thời gian gia hạn (nếu có), thì chỉ được tái áp dụng sau khoảng thời gian bằng ít nhất một nửa thời gian áp dụng biện pháp tự vệ trước đó;
- Trường hợp biện pháp tự vệ đã được áp dụng từ trên 180 ngày đến dưới 04 năm, bao gồm cả thời gian gia hạn (nếu có), thì chỉ được tái áp dụng sau ít nhất 02 năm kể từ khi chấm dứt biện pháp tự vệ trước đó;
- Trường hợp biện pháp tự vệ đã được áp dụng từ 180 ngày trở xuống thì chỉ được tái áp dụng sau ít nhất 01 năm kể từ khi bắt đầu áp dụng biện pháp tự vệ trước đó với điều kiện biện pháp tự vệ trước đó không được áp dụng quá 02 lần trong vòng 05 năm trước ngày biện pháp tái áp dụng có hiệu lực.
Được tái áp dụng Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam không? Nếu có thì tối đa mấy lần? (hình từ internet)
Nếu áp dụng Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam mà gây thiệt hại thì mức độ bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở nào?
Bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp tự vệ được quy định tại Điều 98 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Bồi thường
1. Việc bồi thường và mức độ bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Việc bồi thường và mức độ bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở kết quả tham vấn giữa các bên liên quan.
3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng phương án bồi thường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi tiến hành tham vấn với bên bị thiệt hại do áp dụng biện pháp tự vệ.
Theo đó, việc bồi thường và mức độ bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cụ thể, việc bồi thường và mức độ bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở kết quả tham vấn giữa các bên liên quan.
Cũng theo quy định này thì Bộ Công Thương là cơ quan có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng phương án bồi thường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi tiến hành tham vấn với bên bị thiệt hại do áp dụng biện pháp tự vệ.
Trường hợp nào hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam được miễn áp dụng biện pháp tự vệ?
Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ được quy định tại Điều 92 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
1. Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nhập khẩu quá mức khi khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước;
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;
c) Việc gia tăng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
2. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.
Như vậy, trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.
Nói cách khác, hàng hóa nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp trên thì được miễn áp dụng biện pháp tự vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?