Được phép đưa xe mô tô biển số nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam không? Điều khiển xe mô tô biển số nước ngoài quá hạn lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam bị xử lý ra sao?
Được phép đưa xe mô tô biển số nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam không?
Được phép đưa xe mô tô biển số nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Theo khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì xe cơ giới (phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) là xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Theo Điều 3 Nghị định 152/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 57/2015/NĐ-CP) quy định điều kiện để phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam, cụ thể như sau:
Điều kiện để phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam
1. Phải thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam làm thủ tục đề nghị chấp thuận và tổ chức thực hiện. Thời gian được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 30 ngày. Trong trường hợp bất khả kháng (thiên tai, tai nạn giao thông, hỏng phương tiện không thể sửa chữa tại Việt Nam), phương tiện được lưu lại Việt Nam thêm không quá 10 ngày.
2. Có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
3. Điều kiện đối với phương tiện;
a) Là xe ô tô chở khách có tay lái ở bên trái từ 9 chỗ trở xuống, xe ô tô nhà ở lưu động có tay lái ở bên trái và xe mô tô;
b) Thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, đã được đăng ký tại nước ngoài và gắn biển số nước ngoài;
c) Có Giấy đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực;
d) Có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp còn hiệu lực (đối với xe ô tô).
4. Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện:
a) Là công dân nước ngoài;
b) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 06 tháng, kể từ ngày nhập cảnh và phải có thị thực (trừ trường hợp được miễn thị thực) phù hợp với thời gian tạm trú tại Việt Nam;
c) Có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển.
Theo đó, cần đáp ứng đủ 04 điều kiện sau đây để phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam, cụ thể:
+ Phải thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam làm thủ tục đề nghị chấp thuận và tổ chức thực hiện. Thời gian được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 30 ngày. Trong trường hợp bất khả kháng (thiên tai, tai nạn giao thông, hỏng phương tiện không thể sửa chữa tại Việt Nam), phương tiện được lưu lại Việt Nam thêm không quá 10 ngày.
+ Có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
+ Phương tiện cơ giới nước ngoài phải là xe ô tô chở khách có tay lái ở bên trái từ 9 chỗ trở xuống, xe ô tô nhà ở lưu động có tay lái ở bên trái và xe mô tô; thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, đã được đăng ký tại nước ngoài và gắn biển số nước ngoài; có Giấy đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực; có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp còn hiệu lực (đối với xe ô tô).
+ Người điều khiển phương tiện là công dân nước ngoài; có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 06 tháng, kể từ ngày nhập cảnh và phải có thị thực (trừ trường hợp được miễn thị thực) phù hợp với thời gian tạm trú tại Việt Nam; có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển.
Người điều khiển xe mô tô biển số nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam cần đáp ứng yêu cầu nào?
Theo Điều 5 Nghị định 152/2013/NĐ-CP quy định việc người điều khiển và phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam, cụ thể như sau:
Quy định việc người điều khiển và phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam
1. Phải có phương tiện đi trước để dẫn đường cho phương tiện cơ giới nước ngoài trong quá trình tham gia giao thông tại Việt Nam. Phương tiện dẫn đường là xe ô tô hoặc xe mô tô (nếu khách du lịch mang xe mô tô) do doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam bố trí và phải được gắn logo hoặc cắm cờ có biểu tượng của doanh nghiệp đó.
2. Phải tham gia giao thông trong phạm vi tuyến đường và thời gian lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam theo đúng quy định tại văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
3. Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, người điều khiển phải chấp hành đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ của Việt Nam và phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh;
b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (đối với xe ô tô);
d) Giấy đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực;
đ) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có giá trị tại Việt Nam;
e) Chứng từ tạm nhập phương tiện.
Theo đó, người điều khiển xe mô tô nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam cần đáp ứng yêu cầu được quy định nêu trên.
Điều khiển xe mô tô biển số nước ngoài quá hạn lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam bị xử lý ra sao?
Theo Điều 35 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gắn biển số nước ngoài như sau:
Xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gắn biển số nước ngoài
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Hoạt động quá phạm vi được phép hoạt động;
b) Lưu hành phương tiện trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định dưới 30 ngày.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành phương tiện trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định từ 30 ngày trở lên.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 2; điểm a khoản 3; điểm b khoản 4; khoản 5 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tái xuất phương tiện khỏi Việt Nam.
Theo đó, điểm b khoản 4 và khoản 5 Điều 35 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định trong người điều khiển xe mô tô biển số nước ngoài quá hạn lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam được quy định trong 02 trường sau:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi phạm lưu hành phương tiện trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định dưới 30 ngày;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành phương tiện trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định từ 30 ngày trở lên.
Đồng thời, ngoài mức phạt tiền thì người điều khiển xe mô tô biển số nước ngoài bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tái xuất phương tiện khỏi Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?