Được bao thanh toán bằng ngoại tệ không? Những trường hợp nào không được bao thanh toán theo quy định mới?
Được bao thanh toán bằng ngoại tệ không?
Theo Điều 9 Thông tư 20/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Đồng tiền bao thanh toán, trả nợ
1. Đối với bao thanh toán bên bán hàng, đồng tiền bao thanh toán là đồng tiền của khoản phải thu hoặc đồng Việt Nam.
2. Đối với bao thanh toán bên mua hàng:
a) Đồng tiền bao thanh toán là đồng Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Đơn vị bao thanh toán được xem xét, quyết định bao thanh toán bằng ngoại tệ đối với khoản phải thu bằng ngoại tệ phù hợp với quy định pháp luật về quản lý ngoại hối và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
(i) Bên mua hàng là người không cư trú;
(ii) Bên mua hàng là người cư trú có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ bao thanh toán;
(iii) Bên mua hàng là người cư trú là doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu hằng năm để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu.
3. Đồng tiền trả nợ bao thanh toán, trả phí bao thanh toán là đồng tiền bao thanh toán. Trường hợp trả nợ bao thanh toán, trả phí bao thanh toán bằng đồng tiền khác thì thực hiện theo thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
Trường hợp khi đến hạn trả nợ bao thanh toán bằng ngoại tệ, khách hàng chứng minh được do nguyên nhân khách quan dẫn đến nguồn ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng bị chậm thanh toán, khách hàng không có hoặc chưa có đủ ngoại tệ để trả nợ bao thanh toán thì được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh ngoại hối để trả nợ bao thanh toán.
Trường hợp khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ tại đơn vị bao thanh toán, đơn vị bao thanh toán phải bán ngoại tệ cho khách hàng. Trường hợp khách hàng mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán ngoại tệ phải chuyển số ngoại tệ đó cho đơn vị bao thanh toán. Khách hàng phải bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã bán ngoại tệ cho khách hàng trong trường hợp có nguồn thu bằng ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó yêu cầu.
Như vậy, được bao thanh toán bằng ngoại tệ đối với khoản phải thu bằng ngoại tệ phù hợp với quy định pháp luật về quản lý ngoại hối và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Bên mua hàng là người không cư trú;
- Bên mua hàng là người cư trú có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ bao thanh toán;
- Bên mua hàng là người cư trú là doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu hằng năm để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu.
Được bao thanh toán bằng ngoại tệ không? Những trường hợp nào không được bao thanh toán theo quy định mới? (hình từ internet)
Những trường hợp nào không được bao thanh toán?
Theo Điều 7 Thông tư 20/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Trường hợp không được bao thanh toán
Đơn vị bao thanh toán không được bao thanh toán đối với khoản phải thu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bị pháp luật cấm.
2. Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn còn lại của khoản phải thu từ 01 năm trở lên kể từ ngày nhận được đề nghị bao thanh toán.
3. Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có thoả thuận không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.
4. Phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
5. Đã được bao thanh toán hoặc đã được sử dụng để đảm bảo cho nghĩa vụ nợ khác (trừ trường hợp số tiền bao thanh toán không vượt quá giá trị của khoản phải thu sau khi trừ đi phần giá trị đã được bao thanh toán và đã được sử dụng để đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ khác).
6. Đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
7. Đang có tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Như vậy, có 7 trường hợp đơn vị bao thanh toán không được bao thanh toán bao gồm:
- Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bị pháp luật cấm.
- Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn còn lại của khoản phải thu từ 01 năm trở lên kể từ ngày nhận được đề nghị bao thanh toán.
- Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có thoả thuận không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.
- Phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
- Đã được bao thanh toán hoặc đã được sử dụng để đảm bảo cho nghĩa vụ nợ khác (trừ trường hợp số tiền bao thanh toán không vượt quá giá trị của khoản phải thu sau khi trừ đi phần giá trị đã được bao thanh toán và đã được sử dụng để đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ khác).
- Đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Đang có tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Phương thức bao thanh toán là gì?
Theo Điều 8 Thông tư 20/2024/TT-NHNN quy định phương thức bao thanh toán bao gồm:
- Bao thanh toán từng lần: Mỗi lần bao thanh toán, đơn vị bao thanh toán và khách hàng thực hiện thủ tục bao thanh toán và ký kết hợp đồng bao thanh toán.
- Bao thanh toán theo hạn mức: Đơn vị bao thanh toán xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức nợ bao thanh toán tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định và việc sử dụng hạn mức này. Mỗi năm ít nhất một lần, đơn vị bao thanh toán xem xét, xác định lại hạn mức và thời gian duy trì hạn mức này.
- Bao thanh toán hợp vốn: Hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện thỏa thuận bao thanh toán đối với một hoặc một số khoản phải thu, trong đó một đơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức bao thanh toán hợp vốn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?