Được áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can khi đang bị bắt giữ theo lệnh truy nã hay không?
Bị can có thể nhờ người thân của mình đề nghị đặt tiền để bảo đảm với cơ quan nhà nước hay không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC, việc đề nghị đặt tiền để bảo đảm được quy định như sau:
Đề nghị đặt tiền để bảo đảm
1. Bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền đề nghị bằng văn bản với cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án về việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can, bị cáo trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch này.
2. Đơn đề nghị của bị can, bị cáo, được gửi qua cơ sở giam giữ hoặc gửi trực tiếp cho cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị của bị can, bị cáo, cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển đến cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án.
3. Đơn đề nghị của người thân thích, người đại diện của bị can, bị cáo được gửi trực tiếp đến cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án.
Theo đó, pháp luật hiện hành cho phép người thân thích của bị can được đề nghị bằng văn bản với cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án về việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can.
Đơn đề nghị của người thân thích của bị can được gửi trực tiếp đến cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án.
Được áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can khi đang bị bắt giữ theo lệnh truy nã hay không? (Hình từ Internet)
Bị can hiện đang bị bắt giữ theo lệnh truy nã thì có được áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hay không?
Tại Điều 7 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC có quy định liên quan đến vấn đề thông báo việc cho đặt tiền để bảo đảm như sau:
Thông báo về việc cho đặt tiền để bảo đảm
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đề nghị và các giấy tờ có liên quan, cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án có trách nhiệm xem xét, nếu thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này thì ra Thông báo cho bị can, bị cáo, người thân thích hoặc người đại diện của bị can, bị cáo theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này để làm thủ tục đặt tiền để bảo đảm. Trường hợp thấy không đủ điều kiện áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can, bị cáo thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị biết trong đó nêu rõ lý do.
2. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tình trạng tài sản, nhân thân của bị can, bị cáo; bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng, phạm tội lần đầu, tố giác đồng phạm, có tình tiết giảm nhẹ (như tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại...); việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm trừ các trường hợp sau:
a) Bị can, bị cáo dùng thủ đoạn xảo quyệt, phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
c) Bị tạm giam trong trường hợp bị bắt theo lệnh, quyết định truy nã.
d) Phạm nhiều tội;
đ) Phạm tội nhiều lần.
Như vậy, việc đặt tiền để bảo đảm được áp dụng tùy từng trường hợp, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tình trạng tài sản, nhân thân của bị can; trường hợp bị can có nơi cư trú rõ ràng, phạm tội lần đầu, tố giác đồng phạm, có tình tiết giảm nhẹ hay không; việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều này cũng quy định một số trường hợp không được phép áp dụng thủ tục đặt tiền để bảo đảm, trong đó có trường hợp bị tạm giam khi bị bắt theo lệnh, quyết định truy nã.
Do đó, nếu anh của bạn là bị can đang bị bắt vì lệnh truy nã, thì sẽ không được áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm. Bạn cần đối chiếu các quy định trên với trường hợp của anh mình để xác định lại một cách chính xác.
Thời hạn thực hiện thủ tục đặt tiền để bảo đảm là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC có quy định về thực hiện việc đặt tiền để bảo đảm cụ thể như sau:
Thực hiện việc đặt tiền để bảo đảm
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thông báo về việc cho đặt tiền để bảo đảm, người được bị can, bị cáo ủy quyền, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất phải hoàn thành việc đặt tiền.
Trong trường hợp vì trở ngại khách quan hoặc lý do bất khả kháng mà không thể hoàn thành việc đặt tiền để bảo đảm đúng hạn thì thời hạn này được tính lại kể từ khi hết trở ngại khách quan hoặc lý do bất khả kháng không còn nữa.
...
Như vậy, người thân thích của bị can phải hoàn thành việc đặt tiền trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thông báo về việc cho đặt tiền để bảo đảm.
Trong trường hợp vì trở ngại khách quan hoặc lý do bất khả kháng mà không thể hoàn thành việc đặt tiền để bảo đảm đúng hạn thì thời hạn này được tính lại kể từ khi hết trở ngại khách quan hoặc lý do bất khả kháng không còn nữa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?