Dùng nguồn vốn sự nghiệp cho các gói truyền thông phục vụ Chương trình Mục tiêu quốc gia có phải lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 58/2016/TT-BTC không?
- Dùng nguồn vốn sự nghiệp cho các gói truyền thông phục vụ Chương trình Mục tiêu quốc gia có phải lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 58/2016/TT-BTC không?
- Dùng nguồn vốn sự nghiệp cho các gói truyền thông phục vụ Chương trình Mục tiêu quốc gia có thể lựa chọn nhà thầu theo các hình thức nào?
- Dùng nguồn vốn sự nghiệp cho các gói truyền thông phục vụ Chương trình Mục tiêu quốc gia có được áp dụng chỉ định thầu không?
Dùng nguồn vốn sự nghiệp cho các gói truyền thông phục vụ Chương trình Mục tiêu quốc gia có phải lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 58/2016/TT-BTC không?
Theo quy định tại điểm g khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định về các hình thức lựa chọn nhà thầu, quy định:
Phạm vi Điều chỉnh
1. Nội dung mua sắm gồm:
...
g) Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;
...
2. Nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, gồm:
a) Nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả nguồn bổ sung trong năm);
b) Nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia trong trường hợp thực hiện theo hình thức không hình thành dự án đầu tư;
c) Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn khác do nhà nước quản lý (nếu có);
d) Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Vay nợ, viện trợ không hoàn lại được cân đối trong chi thường xuyên ngân sách nhà nước; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngân sách nhà nước (trừ trường hợp Điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác);
đ) Nguồn thu từ phí, lệ phí được sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
e) Nguồn kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật tại đơn vị sự nghiệp công lập;
g) Nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế;
h) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định (nếu có).
Trường hợp sử dụng nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng để mua sắm sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ (theo điểm g khoản 1 Điều 2 Thông tư 58/2016/TT-BTC) thì thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 58/2016/TT-BTC.
Theo đó, khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện tuyên tuyền thì thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu và Thông tư 58/2016/TT-BTC.
Dùng nguồn vốn sự nghiệp cho các gói truyền thông phục vụ Chương trình Mục tiêu quốc gia có phải lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 58/2016/TT-BTC không? (Hình từ Internet)
Dùng nguồn vốn sự nghiệp cho các gói truyền thông phục vụ Chương trình Mục tiêu quốc gia có thể lựa chọn nhà thầu theo các hình thức nào?
Tại Điều 3 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định về các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Căn cứ dự toán chi ngân sách hàng năm, dự toán bổ sung trong năm được cơ quan có thẩm quyền giao và Quyết định mua sắm tài sản của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 58/2016/TT-BTC, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu để tổ chức thực hiện mua sắm hàng hóa, dịch vụ theo đúng quy định.
Đối với các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đủ Điều kiện để áp dụng các hình thức mua sắm không phải đấu thầu;
Nếu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức đấu thầu để bảo đảm Mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước thì tổ chức thực hiện đấu thầu rộng rãi theo quy định và báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ.
Dùng nguồn vốn sự nghiệp cho các gói truyền thông phục vụ Chương trình Mục tiêu quốc gia có được áp dụng chỉ định thầu không?
Tại Điều 15 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định như sau:
Các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu
1. Các gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu, gồm:
a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm Mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ Điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình.
2. Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).
3. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại Điểm b, c, d Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:
a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
b) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;
c) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trừ gói thầu quy định tại Khoản 2 Điều này).
Theo đó đối với gói thầu truyền thông phục vụ Chương trình Mục tiêu quốc gia không thuộc nhóm được áp dụng hình thức chỉ định thầu nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?