Dự toán chi ngân sách nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài được tổ chức điều hành như thế nào?
Nguyên tắc trong quản lý và sử dụng viện trợ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc trong quản lý và sử dụng viện trợ như sau:
Nguyên tắc trong quản lý và sử dụng viện trợ
1. Quản lý và sử dụng viện trợ phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Các khoản viện trợ chỉ được tiếp nhận, thực hiện, sử dụng khi đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt. Nguồn tiền viện trợ phải là nguồn tiền, tài sản hợp pháp.
2. Không tiếp nhận những hàng hóa (kể cả vật tư, thiết bị) thuộc danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm toàn diện trong quản lý và sử dụng hiệu quả khoản viện trợ.
4. Dòng tiền tiếp nhận và chi ra cho khoản viện trợ phải được thực hiện thông qua tài khoản tiếp nhận viện trợ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, được báo cáo đầy đủ theo quy định tại các Chương III, IV, V Nghị định này.
5. Viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước phải được dự toán, hạch toán, quyết toán đầy đủ vào ngân sách nhà nước.
6. Đối với các khoản viện trợ không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, Chủ khoản viện trợ được phép tự quản lý và chịu trách nhiệm về mục đích sử dụng viện trợ, kết quả sử dụng viện trợ, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết với các nhà tài trợ. Chủ khoản viện trợ định kỳ báo cáo Cơ quan chủ quản để tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung.
...
Theo đó, nguyên tắc trong quản lý và sử dụng viện trợ là những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Viện trợ không hoàn lại (Hình từ Internet)
Phân bổ và giao dự toán chi từ nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 3 Thông tư 122/2021/TT-BTC quy định về phân bổ và giao dự toán chi từ nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại của nước ngoài như sau:
Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách nhà nước
...
6. Phân bổ và giao dự toán chi từ nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại của nước ngoài:
a) Trong phạm vi dự toán từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước, từng nguồn vốn đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương điều chỉnh dự toán giữa các chương trình, dự án, nhiệm vụ đủ thủ tục, điều kiện, phù hợp với tiến độ thực hiện gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với chi đầu tư phát triển) tổng hợp báo cáo Chính phủ và theo dõi thực hiện, đồng gửi Bộ Tài chính kiểm soát việc giải ngân; Bộ Tài chính (đối với chi thường xuyên) để tổng hợp, theo dõi và kiểm soát giải ngân;
b) Các bộ, cơ quan trung ương phân bổ chi tiết cho từng đơn vị sử dụng, chi tiết theo từng chương trình, dự án (tên dự án, nhà tài trợ, theo từng nguồn vốn - chi tiết vốn vay ODA, vốn viện trợ không hoàn lại gắn với khoản vay, vốn vay ưu đãi và vốn viện trợ nước ngoài độc lập, cơ chế tài chính, chi thường xuyên/chi đầu tư) và đảm bảo khớp đúng tổng mức dự toán và từng lĩnh vực chi, từng nguồn vốn đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính giao;
c) Các địa phương phân bổ chi tiết cho từng đơn vị sử dụng, chi tiết theo từng chương trình, dự án (tên dự án, nhà tài trợ, theo từng nguồn vốn - chi tiết vốn vay ODA, vốn viện trợ không hoàn lại gắn với khoản vay, vốn vay ưu đãi và vốn viện trợ nước ngoài độc lập, cơ chế tài chính, chi thường xuyên/chi đầu tư) và đảm bảo khớp đúng tổng mức dự toán chi, từng nguồn vốn đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
...
Theo đó, việc phân bổ và giao dự toán chi từ nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài được thực hiện theo quy định khoản 6 Điều 3 nêu trên.
Dự toán chi ngân sách nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại được tổ chức điều hành như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 122/2021/TT-BTC quy định về tổ chức điều hành dự toán chi ngân sách nhà nước như sau:
Tổ chức điều hành dự toán chi ngân sách nhà nước
Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện chi ngân sách trong phạm vi dự toán ngân sách được giao; cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước tổ chức điều hành ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt, thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ bảo đảm theo đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định. Trong đó lưu ý:
...
2. Đối với nguồn vốn viện trợ không hoàn lại:
a) Căn cứ dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương giao chi tiết theo danh mục và mức vốn cụ thể cho từng chương trình, dự án trong tổng mức được giao theo các quyết định tiếp nhận và văn kiện viện trợ đã ký kết;
b) Trong tổ chức thực hiện phát sinh nhu cầu chi (đầu tư phát triển, thường xuyên) vượt dự toán Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao hoặc phát sinh khoản viện trợ mới: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với các chi từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại cho chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi đầu tư phát triển) và Bộ trưởng Bộ Tài chính (đối với các khoản chi từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại hỗ trợ trực tiếp ngân sách nhà nước, hỗ trợ vốn cho chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên, hỗ trợ phi dự án) chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, căn cứ vào các thỏa thuận viện trợ đã ký giữa Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan nhà nước Việt Nam với các nhà tài trợ, báo cáo Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền bổ sung dự toán năm 2022 từ nguồn vốn viện trợ này. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thông báo cho các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện.
...
Theo đó, việc tổ chức điều hành dự toán chi đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?