Dự phòng bảo hành sản phẩm là gì? Điều kiện lập dự phòng bảo hành sản phẩm là những sản phẩm như thế nào?
Dự phòng bảo hành sản phẩm là gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Thông tư 48/2019/TT-BTC có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn.
4. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng: là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc theo cam kết với khách hàng.
Theo đó, dự phòng bảo hành sản phẩm là dự phòng chi phí cho những sản phẩm đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc theo cam kết với khách hàng.
Dự phòng bảo hành sản phẩm là gì? Điều kiện lập dự phòng bảo hành sản phẩm là những sản phẩm như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện lập dự phòng bảo hành sản phẩm là những sản phẩm như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2019/TT-BTC có quy định như sau:
Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng
1. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: là những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng do doanh nghiệp thực hiện đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua còn trong thời hạn bảo hành và doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện, bảo hành theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.
2. Mức trích lập:
Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất để trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã tiêu thụ và dịch vụ đã cung cấp trong năm và tiến hành lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng có cam kết bảo hành.
Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng theo cam kết với khách hàng nhưng tối đa không quá 05% tổng doanh thu tiêu thụ trong năm đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và không quá 05% trên giá trị hợp đồng đối với các công trình xây dựng.
...
Theo đó, đối tượng và điều kiện lập dự phòng bảo hành sản phẩm là những sản phẩm do doanh nghiệp thực hiện đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua còn trong thời hạn bảo hành và doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện, bảo hành theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.
Sau khi lập dự phòng cho từng loại sản phẩm thì doanh nghiệp có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 48/2019/TT-BTC có quy định như sau:
Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng
...
3. Sau khi lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp trong kỳ.
4. Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm, căn cứ tình hình tiêu thụ, bàn giao sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng và các cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định liên quan, doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này và các quy định sau:
- Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp không được trích lập bổ sung khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng.
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí trong kỳ.
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch đó và ghi giảm chi phí trong kỳ.
- Hết thời hạn bảo hành, nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số dư còn lại được hoàn nhập vào thu nhập trong kỳ của doanh nghiệp.
Theo đó, sau khi lập dự phòng cho từng loại sản phẩm thì doanh nghiệp có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết.
Ngoài ra, bảng kê chi tiết mà doanh nghiệp tổng hợp là căn cứ để hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp trong kỳ.
Xem thêm: Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng là gì?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 trường hợp không được dạy thêm tổ chức dạy thêm theo Thông tư 29/2024 thế nào? Việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường được quy định ra sao?
- Hướng dẫn vào thi tracnghiem baoquangninh vn Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh?
- Mâm ngũ quả là gì? Cúng mâm ngũ quả vào mùng mấy Tết Âm lịch? Tết Âm lịch nhằm ngày mấy Dương lịch?
- Làn đường là gì? Những lưu ý khi sử dụng làn đường từ năm 2025 dành cho người tham gia giao thông?
- Chỉ số DXY là gì? Thành phần tạo nên chỉ số DXY? Giao dịch ngoại tệ được thực hiện thông qua hình thức nào?