Dữ liệu truy xuất nguồn gốc được xây dựng từ các nguồn nào? Các yếu tố đảm bảo tính chính xác của dữ liệu truy xuất nguồn gốc là gì?
Các tổ chức cần chuẩn bị cho việc quản lý dữ liệu truy xuất nguồn gốc thế nào? Dữ liệu truy xuất nguồn gốc được xây dựng từ các nguồn nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.5.1 va tiểu mục 5.5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc, có quy định:
Tổ chức phải chuẩn bị cho việc lưu trữ dữ liệu khi khối lượng dữ liệu truy xuất nguồn gốc được thu thập tăng dần theo thời gian, bao gồm hoạt động thu thập, lưu trữ và cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu.
CHÚ THÍCH 1: Dữ liệu truy xuất nguồn gốc bao gồm dữ liệu kiểm soát chất lượng và thiết kế cho sản phẩm; dữ liệu quá trình sản xuất; dữ liệu thu mua, dữ liệu logistic và phân phối.
CHÚ THÍCH 2: Hệ thống truy xuất nguồn gốc có thể được xử lý hoặc điều chỉnh các dữ liệu có tính nhạy cảm về mặt nghiệp vụ một phần trước khi cung cấp cho bên thứ ba.
Đồng thời dữ liệu truy xuất nguồn gốc của tổ chức phải được xây dựng từ ba nguồn dữ liệu dưới đây:
(1) Nguồn dữ liệu gốc: Bao gồm nguồn dữ liệu nghiệp vụ chung được sử dụng trên tất cả các hệ thống, ứng dụng và quá trình cho toàn bộ tổ chức.
(2) Nguồn dữ liệu giao dịch: Là kết quả của các giao dịch kinh doanh.
(3) Nguồn dữ liệu sự kiện nhận biết: Thu thập những đối tượng đã tham gia vào quá trình, thời điểm quá trình diễn ra, nơi các đối tượng đã và sẽ đi qua, tại sao.
CHÚ THÍCH: Ba nguồn dữ liệu này có thể được quản lý trong các hệ thống khác nhau của một tổ chức, nhưng cùng cung cấp thông tin quan trọng cho việc hiểu rõ toàn bộ bối cảnh của dữ liệu truy xuất nguồn gốc.
Dữ liệu truy xuất nguồn gốc được xây dựng từ các nguồn nào? (Hình từ Internet)
Các yếu tố đảm bảo tính chính xác của dữ liệu truy xuất nguồn gốc là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 5.5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc thì tổ chức phải đảm bảo tính chính xác của dữ liệu truy xuất nguồn gốc thông qua hai yếu tố chính:
- Mức độ định danh của đối tượng truy xuất (sản phẩm và nguồn cung).
- Độ chi tiết mà tại đó dữ liệu truy xuất nguồn gốc được ghi lại.
CHÚ THÍCH: Tổ hợp độ chính xác thấp nhất giúp cung cấp tính minh bạch, là cơ sở để truy xuất nguồn gốc. Tổ hợp độ chính xác cao nhất giúp cung cấp khả năng truy xuất nguồn gốc, cho phép các tổ chức định vị các đối tượng có thể truy xuất cụ thể trong chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó tại tiểu mục 5.5.4 Mục này còn quy định tổ chức phải đảm bảo tính chính xác của dữ liệu truy xuất nguồn gốc thông qua hai yếu tố chính:
- Mức độ định danh của đối tượng truy xuất (sản phẩm và nguồn cung).
- Độ chi tiết mà tại đó dữ liệu truy xuất nguồn gốc được ghi lại.
CHÚ THÍCH: Tổ hợp độ chính xác thấp nhất giúp cung cấp tính minh bạch, là cơ sở để truy xuất nguồn gốc. Tổ hợp độ chính xác cao nhất giúp cung cấp khả năng truy xuất nguồn gốc, cho phép các tổ chức định vị các đối tượng có thể truy xuất cụ thể trong chuỗi cung ứng.
Trường hợp dữ liệu truy xuất nguồn gốc qua chuỗi cung ứng thì được yêu cầu thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 thì dữ liệu truy xuất nguồn gốc qua chuỗi cung ứng thì được yêu cầu như sau:
Yêu cầu về dữ liệu truy xuất nguồn gốc qua chuỗi cung ứng
- Hệ thống truy xuất nguồn gốc của tổ chức phải có khả năng tương tác và trao đổi thông tin với các bên tham gia trong chuỗi cung ứng.
- Hệ thống truy xuất nguồn gốc của tổ chức phải truy vấn được dữ liệu ở tuyến trước và tuyến sau của tổ chức. Các chuẩn để định danh,thu thập và chia sẻ dữ liệu truy xuất phải được thiết lập để kết nối giữa các hệ thống khác nhau.
- Hệ thống truy xuất nguồn gốc của tổ chức phải có khả năng tiếp nhận chuỗi cung ứng phát sinh.
CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu truy xuất nguồn gốc có thể được mở rộng từ các tuyến trước (bên cung cấp nguyên vật liệu, thành phần, bộ phận) tới các tuyến sau (khách hàng của sản phẩm cuối bao gồm cả người tiêu dùng)
CHÚ THÍCH 2: Chuỗi cung ứng phát sinh là các chuỗi cung ứng trong đó hầu hết các sản phẩm, chuỗi kiểm soát và chuỗi sở hữu không được xác định trước. Chuỗi này thường là chuỗi hoặc lộ trình trên mạng lưới chuỗi cung ứng xuất hiện theo thời gian trong quá trình hoạt động của chuỗi cung ứng thông thường.
CHÚ THÍCH 3: Khi các bên tham gia không có mối quan hệ thương mại trực tiếp với nhau, một số phương tiện thiết lập sự tin cậy là bắt buộc cho dữ liệu kinh doanh nhạy cảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?