Dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ công chức viên chức trong các cơ quan nhà nước sẽ được mã hóa để đảm bảo an toàn đúng không?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ công chức viên chức trong các cơ quan nhà nước là gì?
- Cán bộ công chức viên chức trong các cơ quan nhà nước đương nhiên được cấp quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu đúng không?
- Dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ công chức viên chức trong các cơ quan nhà nước sẽ được mã hóa để đảm bảo an toàn đúng không?
Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ công chức viên chức trong các cơ quan nhà nước là gì?
Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ công chức viên chức trong các cơ quan nhà nước được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNV quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước (sau đây viết tắt là Cơ sở dữ liệu quốc gia) là hệ thống thông tin được thu thập, tích hợp, chia sẻ dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm để tổng hợp, phân tích dữ liệu nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan nhà nước các cấp.
Cơ sở dữ liệu quốc gia được hình thành từ nguồn dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước nêu tại Điều 2 Quy chế này; được quản lý, lưu trữ tập trung tại Bộ Nội vụ do Bộ Nội vụ xây dựng, quản lý, vận hành để phục vụ công tác quản lý vĩ mô.
...
Theo đó, Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ công chức viên chức trong các cơ quan nhà nước là hệ thống thông tin được thu thập, tích hợp, chia sẻ dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm để tổng hợp, phân tích dữ liệu nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan nhà nước các cấp.
Cán bộ công chức viên chức trong các cơ quan nhà nước đương nhiên được cấp quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu đúng không?
Thẩm quyền truy cập Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ công chức viên chức trong các cơ quan nhà nước được quy định tại khoản 4 Điều 4 Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNV như sau:
Nguyên tắc thực hiện
...
4. Người được cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đồng ý bằng văn bản mới được truy cập, nghiên cứu, sử dụng và khai thác dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật, trừ thông tin của cá nhân người đó hoặc pháp luật có quy định khác.
5. Không cung cấp thông tin qua hình thức văn bản đối với thông tin đã được khai thác qua hình thức kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin. Không yêu cầu khai báo lại các thông tin, dữ liệu đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc trong Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương, trừ trường hợp phục vụ cập nhật hoặc sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra dữ liệu.
...
Theo đó, người được cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ công chức viên chức đồng ý bằng văn bản mới được truy cập, nghiên cứu, sử dụng và khai thác dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ công chức viên chức trong các cơ quan nhà nước, trừ thông tin của cá nhân người đó hoặc pháp luật có quy định khác.
Dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ công chức viên chức trong các cơ quan nhà nước sẽ được mã hóa để đảm bảo an toàn đúng không?
Dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ công chức viên chức trong các cơ quan nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNV như sau:
Nguyên tắc thực hiện
...
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương được lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin theo quy định của pháp luật. Việc xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật có liên quan và phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; các quy định về bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Dữ liệu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải bảo đảm tính cập nhật, chính xác theo quy định của pháp luật. Dữ liệu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được quản lý theo độ hạn chế tiếp cận, mã hóa một số trường thông tin để bảo đảm bảo mật, an toàn thông tin trong công tác cán bộ. Việc xác định độ hạn chế tiếp cận của dữ liệu thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
...
Theo đó, dữ liệu của cán bộ công chức viên chức, người lao động được quản lý theo độ hạn chế tiếp cận và được mã hóa một số trường thông tin để bảo đảm bảo mật, an toàn thông tin trong công tác cán bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?