Dự án thu gom, xử lý nước thải có thuộc nhóm đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường không? Nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ ra sao?
Dự án thu gom, xử lý nước thải có thuộc nhóm đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường không?
Căn cứ khoản 1 Điều 131 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng được hưởng ưu đãi, hỗ trợ như sau:
Đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ bao gồm các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư công trình bảo vệ môi trường; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về bảo vệ môi trường thuộc dự án, ngành, nghề ưu đãi đầu tư được quy định tại Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định này.
Căn cứ Phụ lục XXX được ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ bao gồm:
- Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải bao gồm:
+ Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn (rác thải);
+ Thu gom chất thải rắn (rác thải);
+ Thu gom, xử lý nước thải;
+ Tái chế hoặc tái sử dụng chất thải.
- Doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bao gồm:
+ Cung cấp công nghệ xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng, công nghệ tiết kiệm năng lượng được đánh giá hoặc thẩm định hoặc có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
+ Cung cấp dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt; đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt; dịch vụ quan trắc môi trường xung quanh;
+ Sản xuất năng lượng sạch; năng lượng tái tạo; thiết bị quan trắc môi trường;
+ Sản xuất, cung cấp thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ cho cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô hộ gia đình; sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam;
+ Sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải đáp ứng các quy định của pháp luật chất lượng sản phẩm hàng hóa;
+ Sản xuất phương tiện giao thông công cộng, trừ phương tiện giao thông công cộng sử dụng dầu; sản xuất phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng tái tạo, mức tiêu hao nhiên liệu thấp, phát thải thấp hoặc không phát thải; dịch vụ vận tải công cộng sử dụng năng lượng điện, nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo.
- Hoạt động bảo vệ môi trường không phải là hoạt động đầu tư kinh doanh, bao gồm:
+ Đổi mới công nghệ, cải tạo, nâng cấp công trình xử lý chất thải để thực hiện lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; áp dụng kỹ thuật tốt nhất hiện có sớm hơn lộ trình đối với trường hợp phải áp dụng hoặc tự nguyện áp dụng đối với trường hợp không phải áp dụng theo quy định của Nghị định này; hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục sớm hơn lộ trình đối với trường hợp phải lắp đặt hoặc tự nguyện lắp đặt đối với trường hợp không phải lắp đặt theo quy định của Nghị định này;
+ Di dời hộ gia đình ra khỏi khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
+ Di dời cơ sở đang hoạt động để đáp ứng khoảng cách an toàn về môi trường hoặc để thực hiện lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Đầu tư phát triển vốn tự nhiên có khả năng tái tạo, cung cấp dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; bảo vệ di sản thiên nhiên;
+ Nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa trôi nổi trên biển và đại dương;
+ Xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
Như vậy đối với dự án thu gom, xử lý nước thải của bạn thuộc danh mục dự án đầu tư được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường.
Nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ ra sao? Có bao nhiêu cách thức ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường?
Nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 131 Nghị định 08/2022/NĐ-CP và khoản 1 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường như sau:
- Nhà nước thực hiện ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt động bảo vệ môi trường; trợ giá, trợ cước vận chuyển đối với sản phẩm thân thiện môi trường và các ưu đãi, hỗ trợ khác đối với hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ tương ứng đối với các hoạt động đó;
- Trường hợp hoạt động bảo vệ môi trường cùng được ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo văn bản có quy định mức ưu đãi, hỗ trợ cao hơn;
- Mức độ và phạm vi ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được điều chỉnh bảo đảm phù hợp với chính sách về bảo vệ môi trường từng thời kỳ.
Có bao nhiêu cách thức ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường?
Căn cứ mục 2 Chương X Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về những cách thức ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường như sau:
- Hỗ trợ về đất đai
- Ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư
- Ưu đãi về thuế, phí và lệ phí
- Trợ giá sản phẩm, dịch vụ về bảo vệ môi trường
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện tại đang có 4 cách thức ưu đãi, hỗ trợ dành cho các dự án thuộc danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về những quy định ưu đãi, hỗ trợ đầu tư về bảo vệ môi trường mà bạn quan tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?