Dự án mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội có các nội dung gì? Trình tự, thủ tục để mua nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội thế nào?
Dự án mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội có các nội dung gì?
Các nội dung về sự án mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội được quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP) như sau:
Mua nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội
...
2. Việc mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội được quy định như sau:
a) Trường hợp sử dụng nguồn vốn đầu tư công để mua nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư công;
b) Nội dung dự án mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội bao gồm vị trí, địa điểm, loại nhà, số lượng nhà ở, diện tích sử dụng của mỗi loại nhà ở, giá mua bán nhà ở, các chi phí có liên quan, nguồn vốn mua nhà ở, phương thức thanh toán tiền mua nhà ở, cơ quan ký hợp đồng mua bán nhà ở, cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà ở sau khi mua, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong thực hiện dự án.
Theo đó về nội dung dự án mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội gồm: vị trí, địa điểm, loại nhà, số lượng nhà ở, diện tích sử dụng của mỗi loại nhà ở, giá mua bán nhà ở, các chi phí có liên quan, nguồn vốn mua nhà ở, phương thức thanh toán tiền mua nhà ở, cơ quan ký hợp đồng mua bán nhà ở, cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà ở sau khi mua, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong thực hiện dự án.
Nhà ở xã hội (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục để mua nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội được quy định thế nào?
Tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục để mua nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội thực hiện như sau:
Bước 1: Chủ đầu tư dự án thực hiện ký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại.
Căn cứ vào nội dung của dự án đã được phê duyệt, cơ quan được giao làm chủ đầu tư dự án thực hiện ký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; việc ký kết hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định về mua bán nhà ở thương mại;
Bước 2: Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại bàn giao nhà ở và cung cấp các hồ sơ pháp lý liên quan đến nhà ở mua bán cho bên mua;
Căn cứ vào hợp đồng mua bán nhà ở đã ký kết, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm bàn giao nhà ở và cung cấp các hồ sơ pháp lý liên quan đến nhà ở mua bán cho bên mua;
Bước 3: Sau khi nhận bàn giao nhà ở, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội thực hiện quản lý theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở hiện hành.
Lưu ý: Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho bên mua nhà ở;
Trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì Bộ Xây dựng đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận;
Trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
Trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thì đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Xây dựng.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho các cơ quan quy định tại Điểm này được thực hiện theo pháp luật về đất đai.
Dự án mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội có được vay vốn ưu đãi đầu tư hay không?
Về đôi tượng được vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP) với nội dung:
Vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
1. Đối tượng được vay vốn:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 53 của Luật Nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, bán;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp, dịch vụ tự đầu tư xây dựng nhà ở để bố trí cho người lao động của chính doanh nghiệp, hợp tác xã đó mà không thu tiền thuê nhà hoặc có thu tiền thuê nhà với giá thuê không vượt quá khung giá cho thuê nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
c) Hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, bán.
Theo đó hiện nay chỉ có quy định về vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội như nêu phía trên. Còn trường hợp bên chị đầu tư dự án mua nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chưa thể xác định có được vay vốn theo quy định này hay một chương trình vay vốn nào khác hay không, chị liên hệ cơ quan có thẩm quyền để được giải đáp chính xác hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
- Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không? Hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận gồm những gì?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cuối năm dành cho tập thể giáo viên? Tải mẫu tại đâu?
- Đã lấy bằng lái xe ở nước ngoài thì khi về Việt Nam có phải thi để cấp lại hay không? Thủ tục như thế nào?