Dự án đầu tư mới có cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi cổ đông nước ngoài tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần không?
- Dự án đầu tư mới theo quy định của pháp luật có nghĩa là gì?
- Công ty cổ phần có cổ đông nước ngoài không phải là người tham gia thành lập doanh nghiệp nắm giữ 49% cổ phần thì có phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
- Dự án đầu tư mới có cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi cổ đông nước ngoài tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần không?
Dự án đầu tư mới theo quy định của pháp luật có nghĩa là gì?
Dự án đầu tư mới theo quy định của pháp luật có nghĩa là gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào khoản 6 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 về dự án đầu tư mới như sau:
6. Dự án đầu tư mới là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đầu tư đang hoạt động.
Như vậy, dự án đầu tư mới là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đầu tư đang hoạt động.
Công ty cổ phần có cổ đông nước ngoài không phải là người tham gia thành lập doanh nghiệp nắm giữ 49% cổ phần thì có phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 37 Luật Đầu tư 2020 về trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
3. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này.
Như vậy, trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, mà sở hữu cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp thông qua hình thức góp vốn, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp thì việc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp này của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc diện phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Dự án đầu tư mới có cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi cổ đông nước ngoài tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần không?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư 2020 về trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 về thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
2. Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
4. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và về thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, nếu sau khi nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp trên 50% tại doanh nghiệp mà doanh nghiệp này thực hiện dự án đầu tư mới, thì dự án đầu tư của doanh nghiệp này thuộc diện phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?