Dự án đầu tư công nhóm B bao gồm những dự án nào? Thẩm quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B thuộc về ai?
Dự án đầu tư công nhóm B bao gồm những dự án nào?
Căn cứ Điều 9 Luật Đầu tư công 2019 quy định những dự án sau được xếp vào dự án nhóm B:
Tiêu chí phân loại dự án nhóm B
(1) Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 Điều 8 Luật Đầu tư công 2019 có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng, cụ thể thuộc các dự án sau:
- Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;
- Công nghiệp điện;
- Khai thác dầu khí;
- Hóa chất, phân bón, xi măng;
- Chế tạo máy, luyện kim;
- Khai thác, chế biến khoáng sản;
- Xây dựng khu nhà ở;
(2) Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Đầu tư công 2019 có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng, gồm:
- Giao thông, trừ dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
- Thủy lợi;
- Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác;
- Kỹ thuật điện;
- Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;
- Hóa dược;
- Sản xuất vật liệu, trừ dự án quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
- Công trình cơ khí, trừ dự án quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
- Bưu chính, viễn thông;
(3) Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng, boa gồm:
- Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
- Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
- Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;
- Công nghiệp, trừ dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 8 Luật Đầu tư công 2019;
(4) Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 Luật Đầu tư công 2019 có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.
- Y tế, văn hóa, giáo dục;
- Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình;
- Kho tàng;
- Du lịch, thể dục thể thao;
- Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại điểm g khoản 2 Điều 8 Luật Đầu tư công 2019;
- Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trừ dự án quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Luật Đầu tư công 2019.
Dự án đầu tư công nhóm B bao gồm những dự án nào? Thẩm quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B thuộc về ai? (hình từ Internet)
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B bao gồm những nội dung gì?
Tại Điều 31 Luật Đầu tư công 2019 được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 169 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C
Nội dung chủ yếu của báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C bao gồm:
1. Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch đầu tư;
2. Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư;
3. Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án;
4. Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư, dự kiến kế hoạch bố trí vốn phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
5. Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành;
6. Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động xã hội; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội;
7. Phân chia các dự án thành phần (nếu có);
8. Giải pháp tổ chức thực hiện.
Như vậy, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B bao gồm những nội dung chủ yếu nêu trên.
Thẩm quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 35 Luật Đầu tư công 2019 quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
b) Chương trình đầu tư công đã được Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
c) Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo và các chương trình, dự án khác theo quy định của Chính phủ.
2. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương có thẩm quyền sau đây:
a) Quyết định đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, nhóm C quy định tại điểm a khoản này cho cơ quan trực thuộc.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình đầu tư công đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư;
b) Dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C do cấp tỉnh quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình đầu tư công đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư;
b) Dự án nhóm B, nhóm C do cấp mình quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
5. Trường hợp điều chỉnh quyết định đầu tư chương trình, dự án, thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 43 của Luật này.
...
Chiếu theo quy định này thì thẩm quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B thuộc về người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?