Dự án có vốn đầu tư nước ngoài là dự án thuộc trong các trường hợp nào? Giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài dựa trên nguyên tắc nào?
Dự án có vốn đầu tư nước ngoài là dự án thuộc trong các trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành như sau:
Dự án có vốn đầu tư nước ngoài là dự án thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư thực hiện và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Dự án được đầu tư theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư.
Theo đó, dự án có vốn đầu tư nước ngoài là dự án thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Dự án do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 thực hiện và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Dự án được đầu tư theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020.
Giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài dựa trên nguyên tắc nào?
Tại Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành như sau:
Nguyên tắc giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài
1. Đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, trình tự, thủ tục và trên cơ sở quy định pháp luật.
2. Không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi đối tượng, thời gian và nội dung kiểm tra; phối hợp trong theo dõi, kiểm tra, đánh giá.
3. Kịp thời, khách quan, chính xác và nghiêm minh.
4. Công khai, minh bạch, không gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang trong quá trình giám sát, đánh giá.
Như vậy, giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài dựa trên nguyên tắc sau đây:
- Đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, trình tự, thủ tục và trên cơ sở quy định pháp luật.
- Không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi đối tượng, thời gian và nội dung kiểm tra; phối hợp trong theo dõi, kiểm tra, đánh giá.
- Kịp thời, khách quan, chính xác và nghiêm minh.
- Công khai, minh bạch, không gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang trong quá trình giám sát, đánh giá.
Dự án có vốn đầu tư nước ngoài (Hình từ Internet)
Thẩm quyền giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-BKHĐT quy định cụ thể:
(1) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài;
- Giám sát và đánh giá tổng thể dự án có vốn đầu tư nước ngoài;
- Kiểm tra các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội; dự án có quy mô lớn, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội; và các dự án khác theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.
(2) Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Chủ trì giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có liên quan tới lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền.
Các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành được ủy quyền cho các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương chủ trì giám sát, đánh giá chuyên sâu về lĩnh vực quản lý ngành. Các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương có trách nhiệm báo cáo kết quả giám sát, đánh giá dự án đầu tư trên địa bàn về các bộ quản lý chuyên ngành và cơ quan đăng ký đầu tư trên địa bàn.
- Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành thuộc thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) của các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành sẽ chịu sự giám sát, đánh giá của các cơ quan này theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm gửi báo cáo thực hiện giám sát, đánh giá cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo định kỳ hàng năm vào thời điểm trước ngày 01 tháng 3 của năm sau năm báo cáo.
- Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư nước ngoài trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
(3) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá tổng thể về hoạt động đầu tư nước ngoài trong phạm vi quản lý của địa phương;
- Trực tiếp hoặc giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn và các cấp, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giám sát, đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.
(4) Cơ quan đăng ký đầu tư giám sát, đánh giá các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật về đầu tư.
(5) Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tự thực hiện giám sát, đánh giá dự án theo quy định tại Điều 70, điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 74 và khoản 2 Điều 96 Nghị định 29/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?