Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 02/2022/TT-BKHĐT đánh giá đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Số hiệu: 02/2022/TT-BKHĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Người ký: Nguyễn Chí Dũng
Ngày ban hành: 14/02/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Nội dung theo dõi hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Ngày 14/02/2022, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT ban hành Thông tư 02/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Theo đó, nội dung theo dõi hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:

- Cơ quan đăng ký đầu tư theo dõi nội dung khoản 1 Điều 71 Nghị định 29/2021/NĐ-CP gồm:

+ Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của nhà đầu tư;

+ Tổng hợp tình hình thực hiện dự án;

+ Tổng hợp tình hình khai thác, vận hành dự án;

+ Tổng hợp tình hình thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản của dự án;

+ Việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế;

+ Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, các vấn đề vượt quá thẩm quyền.

- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo dõi nội dung khoản 1 Điều 72 Nghị định 29/2021/NĐ-CP gồm:

+ Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của cơ quan đăng ký đầu tư;

+ Việc chấp hành các biện pháp xử lý của cơ quan đăng ký đầu tư;

+ Nội dung quy định tại khoản 1 Điều 71 Nghị định 29/2021/NĐ-CP .

Thông tư 02/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực ngày 01/4/2022 và thay thế Thông tư 09/2016/TT-BKHĐT ngày 30/6/2016.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

>>> Xem thêm: Những ngành, nghề nào chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành?

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2022/TT-BKHĐT

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2022

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài;

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

a) Thông tư này quy định về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

b) Việc giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

2. Đối tượng áp dụng

a) Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan đăng ký đầu tư và các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đầu tư theo pháp luật đầu tư;

b) Các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Dự án có vốn đầu tư nước ngoài là dự án thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Dự án do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư thực hiện và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật;

b) Dự án được đầu tư theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư.

2. Kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài là hoạt động được thực hiện định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan đăng ký đầu tư về:

a) Công tác cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

b) Công tác quản lý sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

c) Việc tuân thủ quy hoạch, kế hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 3. Nguyên tắc giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài

1. Đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, trình tự, thủ tục và trên cơ sở quy định pháp luật.

2. Không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi đối tượng, thời gian và nội dung kiểm tra; phối hợp trong theo dõi, kiểm tra, đánh giá.

3. Kịp thời, khách quan, chính xác và nghiêm minh.

4. Công khai, minh bạch, không gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang trong quá trình giám sát, đánh giá.

Điều 4. Thẩm quyền giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài;

b) Giám sát và đánh giá tổng thể dự án có vốn đầu tư nước ngoài;

c) Kiểm tra các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội; dự án có quy mô lớn, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội; và các dự án khác theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

2. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành

a) Chủ trì giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có liên quan tới lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền.

Các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành được ủy quyền cho các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương chủ trì giám sát, đánh giá chuyên sâu về lĩnh vực quản lý ngành. Các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương có trách nhiệm báo cáo kết quả giám sát, đánh giá dự án đầu tư trên địa bàn về các bộ quản lý chuyên ngành và cơ quan đăng ký đầu tư trên địa bàn.

b) Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành thuộc thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) của các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành sẽ chịu sự giám sát, đánh giá của các cơ quan này theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm gửi báo cáo thực hiện giám sát, đánh giá cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo định kỳ hàng năm vào thời điểm trước ngày 01 tháng 3 của năm sau năm báo cáo.

c) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư nước ngoài trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá tổng thể về hoạt động đầu tư nước ngoài trong phạm vi quản lý của địa phương;

b) Trực tiếp hoặc giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn và các cấp, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giám sát, đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.

4. Cơ quan đăng ký đầu tư giám sát, đánh giá các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật về đầu tư.

5. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tự thực hiện giám sát, đánh giá dự án theo quy định tại Điều 70, điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 74 và khoản 2 Điều 96 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP.

Chương II

GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Mục 1. THEO DÕI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Điều 5. Nội dung và cách thức theo dõi

1. Cơ quan đăng ký đầu tư theo dõi các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 71 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo dõi các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 72 Nghị định 29/2021/NĐ-CP.

3. Cách thức tiến hành theo dõi

a) Theo dõi thường xuyên;

b) Theo dõi chuyên đề.

Điều 6. Theo dõi thường xuyên

1. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đăng ký đầu tư phân công trách nhiệm cho các đơn vị, cá nhân trực thuộc có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, nắm tình hình về các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong phạm vi được phân công (gọi chung là người theo dõi).

2. Người theo dõi thu thập các văn bản, tài liệu, thông tin, đồng thời phối hợp với các đơn vị có liên quan để xem xét, phát hiện vấn đề. Trường hợp cần thiết, có thể đề nghị tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư của dự án có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp văn bản, tài liệu phục vụ việc theo dõi.

3. Định kỳ (6 tháng, 1 năm) hoặc đột xuất theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đăng ký đầu tư, người theo dõi báo cáo cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi bằng văn bản về tình hình triển khai, hoạt động, các vướng mắc của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài và dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc địa bàn, lĩnh vực được phân công. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động đầu tư thì báo cáo cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi xem xét, quyết định.

4. Người theo dõi đôn đốc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

5. Người theo dõi lập và lưu trữ hồ sơ quản lý dự án.

Điều 7. Theo dõi chuyên đề

1. Căn cứ nhu cầu quản lý nhà nước và thông qua công tác nắm tình hình, nghiên cứu báo cáo, tài liệu có liên quan, cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi xây dựng chương trình, kế hoạch theo dõi đối với một số tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý; thông báo cho tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài biết về nội dung, mốc thời điểm theo dõi, thời gian theo dõi.

2. Cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi lập kế hoạch theo dõi cụ thể theo chuyên đề đối với các đối tượng trong kế hoạch; quyết định lập tổ giám sát, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ giám sát; có văn bản đề nghị tổ chức kinh tế, dự án được theo dõi chuẩn bị, gửi báo cáo và tài liệu phục vụ việc theo dõi.

3. Tổ giám sát yêu cầu tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án tổ chức cuộc họp báo cáo; các thành viên dự họp trao đổi, thảo luận nội dung báo cáo và yêu cầu giải trình những vấn đề cần thiết.

4. Tổ giám sát báo cáo bằng văn bản với cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi về kết quả theo dõi đối với tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài được theo dõi. Báo cáo gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi xem xét, đánh giá báo cáo của Tổ giám sát; thông báo bằng văn bản kết quả theo dõi cho tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài được theo dõi về ưu điểm, thiếu sót, khuyết điểm (nếu có) và những yêu cầu cần thiết.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi lưu kết quả của Tổ giám sát vào hồ sơ quản lý dự án.

Mục 2. KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Điều 8. Nội dung kiểm tra tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài

1. Tiến độ góp vốn điều lệ, tiến độ giải ngân vốn đầu tư đã đăng ký; tình hình góp vốn pháp định (đối với ngành, lĩnh vực có quy định vốn pháp định); tổng vốn đầu tư đã thực hiện và tỷ lệ so với tổng vốn đầu tư đăng ký.

2. Tiến độ triển khai dự án; việc thực hiện các mục tiêu đầu tư của dự án; việc ứng dụng công nghệ đối với dự án thuộc diện thẩm định, có ý kiến về công nghệ (công nghệ áp dụng so với công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến; việc thực hiện lắp đặt máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ của dự án đầu tư); chuyển giao công nghệ đối với dự án có thực hiện chuyển giao công nghệ (đối tượng, nội dung, phương thức chuyển giao công nghệ, kết quả thực hiện chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận giữa các bên); việc thực hiện các cam kết và đáp ứng điều kiện đầu tư, điều kiện tiếp cận thị trường, điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư của nhà đầu tư khi dự án đi vào hoạt động.

3. Việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.

4. Việc thực hiện các quy định pháp luật về lao động, quản lý ngoại hối, môi trường, đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy và các quy định về pháp luật chuyên ngành khác.

5. Tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

a) Giá trị tài sản góp vốn của các bên (giá trị quyền sử dụng đất; giá trị tài sản máy móc, thiết bị; quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản khác theo quy định của pháp luật);

b) Việc sử dụng đúng mục đích của máy móc thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định, nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu;

c) Kiểm tra kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị cổ phiếu tại thời điểm trước khi lên sàn chứng khoán trong một số trường hợp đặc biệt có dấu hiệu nâng khống giá trị doanh nghiệp;

d) Các giao dịch với công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các công ty có quan hệ liên kết;

đ) Tình hình thực hiện các khoản nợ (vay ngân hàng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các khoản vay nợ khác);

e) Trích lập, sử dụng các quỹ dự phòng, khấu hao tài sản cố định, hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái;

g) Việc chia lợi nhuận đối với phần vốn góp của nhà nước trong tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài;

h) Tình hình bảo toàn vốn góp của tổ chức kinh tế, dự án có vốn nhà nước (bao gồm đầu tư ra ngoài doanh nghiệp và tiếp nhận đối tác vào góp vốn liên doanh, liên kết trong tổ chức kinh tế).

6. Các nội dung khác liên quan tới triển khai thực hiện dự án đầu tư

a) Việc chấp hành quy định về điều kiện giám sát, đánh giá đầu tư và chế độ báo cáo, thống kê theo quy định;

b) Việc chấp hành biện pháp xử lý vi phạm đã phát hiện.

7. Đối với các dự án thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, ngoài các nội dung được quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này, nội dung kiểm tra còn bao gồm việc thực hiện các nội dung quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

8. Tùy mục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra và theo tính chất, đặc điểm của dự án có vốn đầu tư nước ngoài, nội dung kiểm tra có thể bao gồm toàn bộ hay một phần các nội dung quy định tại Điều này.

Điều 9. Nội dung kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch có liên quan theo pháp luật về quy hoạch.

2. Việc thực hiện các quy định của pháp luật về cấp, điều chỉnh, ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, thu hồi Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan đăng ký đầu tư theo các quy định của pháp luật.

3. Quy định ưu đãi, hỗ trợ đối với các dự án đầu tư.

4. Việc giám sát, đánh giá và hỗ trợ đầu tư sau khi cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

5. Thực hiện chức năng cơ quan đầu mối tổng hợp báo cáo về tình hình thực hiện các dự án đầu tư theo quy định.

6. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, bàn giao đất.

7. Các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 71 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP.

Điều 10. Hình thức kiểm tra

1. Kiểm tra định kỳ: được tiến hành trên cơ sở kế hoạch kiểm tra hàng năm được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 4 Thông tư này phê duyệt.

2. Kiểm tra đột xuất: được thực hiện theo từng vụ việc, trên cơ sở yêu cầu quản lý và tình hình thực tế hoặc trên cơ sở đề nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về những vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động đầu tư hoặc trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài hoặc có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

3. Kiểm tra chuyên ngành: được tiến hành theo quy định của pháp luật chuyên ngành và trên cơ sở yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nhằm đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật liên quan tới lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền.

Điều 11. Cách thức kiểm tra

1. Tùy theo nội dung và tình hình thực tế, cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra bằng các cách thức sau đây:

a) Thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;

b) Thông qua báo cáo;

c) Tổ chức đoàn kiểm tra, đoàn công tác.

2. Căn cứ nhiệm vụ cụ thể, một cuộc kiểm tra có thể được thực hiện theo một cách thức hoặc kết hợp các cách thức kiểm tra nêu trên để đạt hiệu quả cao nhất.

Điều 12. Lập, điều chỉnh và thông báo kế hoạch kiểm tra định kỳ

1. Kế hoạch kiểm tra được xây dựng thành văn bản riêng hoặc đưa vào nội dung của chương trình công tác của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 4 Thông tư này. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì kiểm tra có thể trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh kế hoạch kiểm tra.

Kế hoạch kiểm tra cho năm tiếp theo được gửi về cơ quan tổng hợp kế hoạch kiểm tra quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.

2. Kế hoạch kiểm tra được thực hiện theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này để các đơn vị, cơ quan lập kế hoạch kiểm tra áp dụng.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp kế hoạch kiểm tra hàng năm đối với các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài của các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên phạm vi cả nước. Trường hợp có sự trùng lặp về kế hoạch kiểm tra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho các cơ quan có kế hoạch kiểm tra trùng lặp để điều chỉnh kế hoạch kiểm tra.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp kế hoạch kiểm tra hàng năm đối với các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trường hợp có sự trùng lặp về kế hoạch kiểm tra, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho các cơ quan có kế hoạch kiểm tra trùng lặp để điều chỉnh kế hoạch kiểm tra.

5. Thời gian tối đa công bố và thông báo công khai Kế hoạch kiểm tra được trên trang tin điện tử của Cơ quan tổng hợp, Cơ quan chủ trì kiểm tra và trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư là 7 ngày kể từ khi Kế hoạch kiểm tra được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 13. Kiểm tra thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư

1. Kiểm tra thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư được tiến hành thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.

2. Nội dung kiểm tra bao gồm:

a) Nội dung quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

b) Việc thực hiện quy định về báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước;

c) Việc thực hiện quy định về cập nhật thông tin, báo cáo của tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư.

Điều 14. Kiểm tra thông qua báo cáo

1. Kiểm tra thông qua báo cáo được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của người có thẩm quyền kiểm tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm tra.

2. Nội dung báo cáo và thời hạn gửi báo cáo phải bảo đảm đúng yêu cầu của người có thẩm quyền kiểm tra hoặc cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ kiểm tra.

3. Người có thẩm quyền kiểm tra hoặc cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ kiểm tra xem xét báo cáo, xử lý thông tin, yêu cầu thẩm định thông tin và có báo cáo kết quả kiểm tra.

4. Thời gian cho cơ quan, đơn vị được kiểm tra chuẩn bị báo cáo tối thiểu là 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu chuẩn bị tài liệu của người có thẩm quyền kiểm tra hoặc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian cho cơ quan, đơn vị được kiểm tra chuẩn bị báo cáo do người có thẩm quyền kiểm tra quyết định.

Điều 15. Tổ chức đoàn kiểm tra

1. Kiểm tra thông qua tổ chức đoàn kiểm tra được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra. Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan có thẩm quyền phối hợp với các cơ quan liên quan để kiểm tra liên ngành hoặc kiểm tra theo chuyên ngành đối với hoạt động đầu tư. Trường hợp trong cùng một năm có từ 02 cuộc kiểm tra chuyên ngành đối với một dự án thì thành lập đoàn kiểm tra liên ngành.

2. Thành lập đoàn kiểm tra

a) Đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng Đề cương triển khai kiểm tra và trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra ra Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, trong đó nêu rõ tên đối tượng được kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra (trưởng đoàn, phó trưởng đoàn, các thành viên), phạm vi, hình thức, nội dung và thời gian kiểm tra, trách nhiệm của đoàn kiểm tra, của đơn vị kiểm tra và các đơn vị có liên quan.

b) Trưởng đoàn kiểm tra trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền hoặc Thủ trưởng đơn vị được ủy quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra chi tiết, gồm:

- Mục đích, yêu cầu kiểm tra;

- Nội dung kiểm tra;

- Thời gian và địa điểm kiểm tra;

- Thành phần Đoàn kiểm tra;

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn kiểm tra;

- Chương trình làm việc của Đoàn kiểm tra;

- Dự trù kinh phí cho Đoàn kiểm tra.

c) Cơ quan, đơn vị chủ trì kiểm tra có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho đối tượng được kiểm tra và các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có) về việc kiểm tra (thời gian, địa điểm, nội dung kiểm tra; các tài liệu cần chuẩn bị để phục vụ công tác kiểm tra).

Mẫu báo cáo cần chuẩn bị để phục vụ công tác kiểm tra được ban hành tại Mẫu số 2 kèm theo Thông tư này để cơ quan, đơn vị chủ trì kiểm tra áp dụng.

Thời gian thực hiện việc kiểm tra do Trưởng đoàn quyết định, nhưng phải sau ít nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan, đơn vị được kiểm tra nhận được văn bản thông báo kiểm tra hoặc sau ít nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập Đoàn. Thời gian chuẩn bị tài liệu của đối tượng kiểm tra tối thiểu là 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu chuẩn bị tài liệu.

Trường hợp kiểm tra đột xuất, đoàn kiểm tra phải có trách nhiệm thông báo thời gian, nội dung kiểm tra cho cơ quan được kiểm tra chậm nhất là 01 ngày làm việc trước ngày kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn kiểm tra được ấn định thời gian kiểm tra đột xuất.

3. Thời gian kiểm tra của Đoàn kiểm tra do người ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra quyết định; tuy nhiên thời gian thực hiện kiểm tra tại hiện trường của Đoàn kiểm tra tối đa là 20 ngày kể từ ngày bắt đầu kiểm tra. Trong trường hợp cuộc kiểm tra phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, địa bàn rộng thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày làm việc thực tế kể từ ngày bắt đầu kiểm tra. Thời gian kiểm tra đối với mỗi tổ chức kinh tế, dự án không quá 03 ngày làm việc thực tế. Trong trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc thực tế.

4. Tổ chức kiểm tra

a) Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo kế hoạch kiểm tra chi tiết;

b) Đoàn kiểm tra có trách nhiệm thu thập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra; tiến hành kiểm tra, đối chiếu các thông tin, tài liệu (nếu cần); kiểm tra kết quả thực hiện để làm cơ sở cho báo cáo kết quả kiểm tra;

c) Đoàn kiểm tra có trách nhiệm lập Biên bản kiểm tra. Biên bản kiểm tra được hoàn thành vào ngày kết thúc kiểm tra tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra. Biên bản này phải có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra hoặc thành viên được ủy quyền, phân công (trong trường hợp tiến hành kiểm tra nhiều vấn đề, liên ngành) và đại diện có thẩm quyền của đơn vị được kiểm tra để làm cơ sở lập Báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra sau này;

d) Khi kết thúc kiểm tra tại nơi được kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho đại diện có thẩm quyền của đơn vị được kiểm tra biết và bàn giao tài liệu, trang thiết bị sử dụng trong quá trình kiểm tra.

Điều 16. Kinh phí

Kinh phí cho công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước được cân đối, bố trí trong Ngân sách nhà nước cấp hàng năm và được thực hiện theo quy định tại các Điều 88, Điều 89, Điều 90 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP.

Điều 17. Báo cáo kết quả kiểm tra

1. Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ khi kết thúc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra hoặc đơn vị chủ trì kiểm tra có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra.

2. Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra phải được gửi lấy ý kiến của các cơ quan tham gia kiểm tra (trong trường hợp kiểm tra liên ngành) hoặc của các thành viên tham gia Đoàn kiểm tra (trong trường hợp thành lập Đoàn kiểm tra) và cơ quan, đơn vị được kiểm tra trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định. Cơ quan hoặc thành viên được lấy ý kiến phải có văn bản trả lời trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra. Quá thời hạn nêu trên, nếu cơ quan chủ trì kiểm tra không nhận được ý kiến phản hồi thì được xem đồng ý với nội dung dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra.

3. Nội dung báo cáo bao gồm các vấn đề sau đây:

a) Căn cứ tiến hành kiểm tra;

b) Hình thức kiểm tra;

c) Thời gian, địa điểm kiểm tra;

d) Thành phần tham gia kiểm tra;

đ) Tên cơ quan, đơn vị được kiểm tra;

e) Nội dung kiểm tra;

g) Những mặt được và những tồn tại của cơ quan, đơn vị được kiểm tra; nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém;

h) Ý kiến của các cơ quan, đơn vị tham gia kiểm tra hoặc thành viên đoàn kiểm tra;

i) Kiến nghị của cơ quan, đơn vị được kiểm tra;

k) Kết luận xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền việc xử lý, khắc phục những sai trái, yếu kém trong thực hiện. Trong đó nêu rõ những ý kiến đã tiếp thu của các cơ quan tham gia kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra hoặc của đơn vị được kiểm tra; cơ sở của việc tiếp thu các ý kiến này; những kiến nghị về hướng xử lý đối với các vấn đề tồn tại;

l) Các vấn đề khác (nếu có).

4. Báo cáo kết quả kiểm tra chính thức được gửi tới cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định kiểm tra để xem xét, xử lý và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp tình hình kiểm tra.

5. Tùy theo đặc điểm, tình hình của việc kiểm tra, việc thông báo kết quả kiểm và kết thúc kiểm tra được thực hiện trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Đoàn kiểm tra. Báo cáo kết quả kiểm tra sẽ được công bố công khai theo một hoặc một số hình thức sau:

a) Công bố tại cuộc họp với các thành phần bao gồm: Người ra quyết định kiểm tra, Đoàn kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

b) Thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng;

c) Đưa lên trang điện tử của cơ quan quản lý nhà nước;

d) Niêm yết tại trụ sở của đối tượng được kiểm tra;

đ) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có liên quan.

Điều 18. Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác kiểm tra

1. Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị kiểm tra

a) Thông báo cho cơ quan, đơn vị được kiểm tra về thời gian, nội dung kiểm tra, gửi báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan, đơn vị được kiểm tra; báo cáo cơ quan có thẩm quyền về kết quả kiểm tra và đề xuất phương án xử lý;

b) Đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có thẩm quyền trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ việc kiểm tra;

c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chính sách, pháp luật về đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan;

d) Trường hợp phát hiện chính sách, pháp luật có quy định không phù hợp, thiếu khả thi thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi;

đ) Khen thưởng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng kịp thời đối với các cơ quan, tổ chức, thực hiện tốt chính sách, pháp luật về đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được kiểm tra

a) Phối hợp và tạo điều kiện cho cơ quan, đơn vị kiểm tra trong quá trình kiểm tra; cử người có thẩm quyền và những người có liên quan làm việc với Đoàn kiểm tra;

b) Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị kiểm tra;

c) Báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu trung thực; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của báo cáo, thông tin và tài liệu cung cấp;

d) Chấp hành quyết định của cơ quan kiểm tra;

đ) Có quyền kiến nghị, giải trình về kết luận của cơ quan kiểm tra, người có thẩm quyền;

e) Chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chính sách, pháp luật về đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 19. Xử lý kết quả kiểm tra

1. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có trách nhiệm xử lý kết quả kiểm tra khi nhận được báo cáo kết quả kiểm tra. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Thời hạn xem xét, xử lý kết quả kiểm tra trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận văn bản đề nghị của bên có liên quan.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chậm trễ hoặc gây khó khăn cho các cơ quan trong quá trình kiểm tra và việc xử lý kết quả kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

4. Việc xử lý kết quả kiểm tra phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Chương III

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Điều 20. Nội dung đánh giá kết thúc

1. Tiến độ góp vốn điều lệ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, vốn pháp định (đối với ngành nghề yêu cầu phải có vốn pháp định), góp vốn đầu tư của dự án có vốn đầu tư nước ngoài; việc huy động và sử dụng vốn huy động theo quy định của pháp luật.

2. Tiến độ thực hiện dự án so với tiến độ được quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

3. Việc sử dụng đất, sử dụng lao động của dự án; việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

4. Việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.

5. Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, các nguồn lực đã huy động, tiến độ thực hiện, lợi ích dự án.

6. Đề xuất và kiến nghị.

Điều 21. Nội dung đánh giá tác động

1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu, quy mô đầu tư (sự tuân thủ quy hoạch, phù hợp với nội dung Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan).

2. Đánh giá mức độ hoàn thành (theo nội dung và tiến độ đã đăng ký; nội dung và tiến độ được quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

3. Đánh giá hiệu quả đầu tư (sử dụng lao động, đất đai; nộp ngân sách nhà nước; suất đầu tư; chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, kinh doanh) trên cơ sở so sánh chi phí và kết quả thực tế đạt được trong quá trình khai thác, vận hành.

4. Đánh giá trình độ công nghệ sản xuất, về chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, kinh doanh.

5. Đánh giá việc thực hiện chế độ báo cáo đối với các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

6. Đề xuất và kiến nghị.

Điều 22. Nội dung đánh giá đột xuất

1. Sự phù hợp của kết quả thực hiện dự án so với mục tiêu đầu tư.

2. Mức độ hoàn thành khối lượng công việc so với quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

3. Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có) và nguyên nhân.

4. Ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự kiến đến việc thực hiện dự án, khả năng hoàn thành mục tiêu của dự án.

5. Đề xuất và kiến nghị.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 23. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2022.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 09/2016/TT-BKHĐT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 24. Tổ chức thực hiện

1. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, và các cơ quan đăng ký đầu tư tổ chức triển khai công tác giám sát và đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của mình theo quy định của Thông tư này.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan đăng ký đầu tư hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời xem xét, xử lý./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ; Các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Ban quản lý các KCN, KCX, KKT, KCNC;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ KH&ĐT;
- Cổng Thông tin quốc gia về Đầu tư;
- Bộ KHĐT: Lãnh đạo Bộ, các Cục, Vụ,
Viện và các đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, ĐTNN.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Chí Dũng

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BKHĐT ngày 14 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Mẫu số 1

TÊN CƠ QUAN,
TC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../KH-……..(3)

….(4)…, ngày….. tháng….. năm ..…

KẾ HOẠCH KIỂM TRA

…………………………………… (nêu nội dung hoạt động kiểm tra)

- Căn cứ ……….(kế hoạch kiểm tra);

- Căn cứ Quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra ..............

Dự kiến các nội dung kế hoạch làm việc như sau:

1. Danh sách thành viên:

1. Ông (bà) ………………….., Trưởng đoàn;

2. Ông (bà) ………………….., Phó trưởng đoàn (nếu có);

3. Ông (bà) ………………….., thành viên;

4. Ông (bà) ………………….., thành viên;

5. …………………..

2. Mục đích, yêu cầu kiểm tra:

- …………………..

- …………………..

3. Nội dung làm việc:

3.1. Nội dung làm việc với Cơ quan cấp GCNĐKĐT:

- Các nội dung quy định tại Điều 9 Thông tư này.

- Đánh giá về tình hình triển khai thực hiện, tiến độ thực hiện dự án đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý thời gian qua.

- Ý kiến về xử lý dự án, trong thời gian tới.

3.2. Nội dung làm việc về tình hình triển khai, báo cáo thực hiện dự án của tổ chức kinh tế:

- Các nội dung quy định tại Điều 8 Thông tư này.

- Khả năng triển khai dự án trong thời gian tới;

- …………………………. (các nội dung khác theo đặc điểm của Đoàn kiểm tra)

4. Chương trình làm việc:

TT

Tên cơ quan/Tổ chức kinh tế/dự án

Thời gian làm việc

1.

2.

3.

4.

5.

4. Phân công nhiệm vụ:

4.1. Trách nhiệm chung của các thành viên Đoàn kiểm tra (theo Quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra).

4.2. Trách nhiệm cụ thể của các thành viên về công tác chuẩn bị, nhiệm vụ khi kiểm tra, trách nhiệm tổng hợp báo cáo.

5. Dự trù kinh phí và công tác hậu cần:

- Kinh phí đi lại, ăn ở trong quá trình công tác được thực hiện theo Quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra.

- Kinh phí đi lại bằng máy bay (nếu có).

- Kinh phí đi lại khác.

Nơi nhận:
- (1) ………. (để báo cáo);
- Mục 1 (để thực hiện);
- Lưu: VT,....

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

___________________

(1) Ghi tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có).

(2) Ghi tên cơ quan kiểm tra.

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, đơn vị được giao kiểm tra.

(4) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ

Mẫu số 2

(Mẫu Báo cáo chuẩn bị cho làm việc với Đoàn Kiểm tra)

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../…….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KINH TẾ, DỰ ÁN:

1. Tên tổ chức kinh tế:

Điện thoại liên hệ: Mobile:

2. Số GPĐT/GCNĐT/GCNĐKĐT/GCNĐKDN: ngày cấp:

Các lần Điều chỉnh (nếu có): ngày cấp:

Tóm tắt nội dung Điều chỉnh:

Yêu cầu: Sao kèm theo các GPĐT/GCNĐT/GCNĐKĐT/GCNĐKDN Điều chỉnh.

3. Chủ đầu tư (ghi rõ tên từng nhà đầu tư tham gia, tên nước /vùng lãnh thổ):

4. Trụ sở chính:

5. Tên dự án:

6. Mục tiêu hoạt động dự án:

7. Vốn đầu tư dự án:

- Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD):

- Tổng vốn góp của các nhà đầu tư (USD):

Trong đó:

+ Nhà đầu tư ……………..: góp…….. USD, bằng tiền mặt ………USD, bằng ..... USD, tỷ trọng trong tổng vốn góp;

+ Nhà đầu tư ………..…..: góp …….. USD, bằng tiền mặt ……..USD, bằng .... USD, tỷ trọng trong tổng vốn góp;

- Tiến độ góp vốn cam kết:

- Quy định ưu đãi, hỗ trợ đối với các dự án đầu tư và việc thực hiện các điều kiện hưởng ưu đãi.

8. Thời hạn hoạt động: ... năm

9. Địa điểm thực hiện:

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Thực hiện các thủ tục hành chính:

- Mã số thuế: (ngày cấp)

- Thủ tục xây dựng: Giấy phép xây dựng số: (cấp ngày);

2. Thực hiện vốn đầu tư (USD):

2.1. Thực hiện góp vốn của từng nhà đầu tư:

TT

Tên nhà đầu tư

Vốn góp theo GCNĐKĐT (USD)

Vốn đã góp (USD)

Tổng

Chi tiết

Ngày góp, số chứng từ

1

- Tiền mặt:

- Đất:

- …………….

2

Tổng

…..………

……..…

2.2. Vốn huy động đã thực hiện, bao gồm: vốn vay (vay tại nước ngoài, vay công ty mẹ, vay tại tổ chức tín dụng Việt Nam) và vốn huy động khác (phát hành cổ phiếu, trái phiếu, từ khách hàng,...):

TT

Tên nhà cho vay (thuộc nước)

Vốn vay (USD)

Ngày vay:

Số chứng từ:

1

2

Tổng

……………

3. Tình hình triển khai từng mục tiêu/ hạng mục công việc, chi phí đầu tư dự án:

TT

Công việc, hạng mục đầu tư

Tiến độ cam kết theo HS /GCNĐKĐT

Tiến độ triển khai thực tế

Tổng chi phí dự kiến

Chi phí đã thực hiện

(từ../../.... đến../../....)

USD

USD

1

2

Tổng

- Nhận xét việc triển khai dự án đã theo tiến độ cam kết chưa, nếu chậm, giải trình lý do:

4. Sử dụng đất:

4.1. Đất được giao và tình hình sử dụng:

TT

Tổng diện tích được chấp thuận về nguyên tắc khi cấp phép

Diện tích đã có quyết định cho thuê đất

Diện tích đất đã sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng

(ha)

Vị trí

(ha)

(ha)

(ha)

Ghi chú: (Sao kèm theo các văn bản, quyết định liên quan đến đất của dự án)

4.2. Giải trình, nêu các ý kiến liên quan về việc cho thuê và sử dụng đất, việc thực hiện tiến độ sử dụng đất, nếu chậm, nêu rõ nguyên nhân: ….……………….……………….………………..

….……………….……………….…………………………………………………………………..

5. Công suất thiết kế, tình hình sản xuất (đối với các dự án sản xuất):

Đơn vị tính:

Năm trước kế tiếp

Năm trước

Dự kiến năm báo cáo

Công suất thiết kế

Sản lượng sản xuất, tổng số

Trong đó:

-

-

Sản lượng tiêu thụ, tổng số

Trong đó:

-

-

6. Tình hình kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước:

Đơn vị tính:

TT

Nội dung

Năm trước kế tiếp

Năm trước

Lũy kế (từ khi thành lập)

1

Lợi nhuận trước thuế/(lỗ)

2

Nộp thuế, NSNN (tổng số phải nộp)

…………

………

……………..

2.1

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

2.2

- Thuế xuất nhập khẩu

2.3

- Thuế VAT

2.4

- Thuế thu nhập cá nhân

2.5

- Tiền thuê đất, mặt nước sông, biển

2.6

- Thuế, nộp NS khác (ghi tên thuế)

2.7

Thuế tài nguyên

...

- ………………..

3.

Nộp thuế, NSNN (tổng số đã nộp)

4.

Nộp thuế, NSNN (tổng số còn nợ đọng, quá hạn)

5.

Vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh tế/dự án

Tổng

6. Lao động (người):

Tổng số

Người VN

Người nước ngoài

Số lượng

Quốc tịch

Có GP lao động

Nhà quản lý

Lao động kỹ thuật

Giám đốc Điều hành

Chuyên gia

Tổng số:

……….

………..

………..

……….

7. Tình hình cung cấp, định mức và tiêu thụ thực tế than, điện, nguyên liệu (đối với các dự án khoáng sản, dự án sản xuất):

- Tình hình khai thác, cung cấp nguyên liệu chính (đá vôi, sét...):

- Tiêu hao nhiệt năng: kcal/đơn vị sản phẩm

- Tiêu hao điện năng: kwh/đơn vị sản phẩm

- Về đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện: Đã đầu tư và đưa công trình vào hoạt động (vào tháng... năm..., giá trị đầu tư: ...; công suất phát điện); Nếu chưa, khi nào thực hiện đầu tư;

8. Tình hình chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường:

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (số, ngày tháng quyết định, cơ quan cấp) hoặc Cam kết bảo vệ môi trường

- Mục tiêu, công suất đăng ký theo GCNĐKĐT.

- Mục tiêu, công suất thiết kế đã được cơ quan quản lý môi trường phê duyệt/xác nhận.

- Các hạng mục đầu tư xử lý chất thải, chi phí: ....

- Tình hình xử lý chất thải:

TT

Loại chất thải

Địa điểm xả thải

Lượng xả thải

Nồng độ

I

Chất thải rắn

1

....

2

....

II

Chất thải lỏng

1

….

2

....

III

Chất thải khí

1

....

2

....

- Đánh giá việc đáp ứng các Điều kiện về xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

III. Đánh giá chung về hoạt động của tổ chức kinh tế:

1. Hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án (đến nay và tương lai):

2. Kế hoạch triển khai dự án trong thời gian tới, nêu công việc, tiến độ thời gian:

3. Những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất xi măng, kiến nghị của tổ chức kinh tế liên quan đến chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý của nhà nước.

Nơi nhận:
- …

...., ngày …….tháng .... năm ....
Tổng giám đốc/Giám đốc
(Ký tên và đóng dấu (nếu có))

MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independent - Freedom – Happiness
---------------

No. 02/2022/TT-BKHDT

Hanoi, February 14, 2022

 

CIRCULAR

ON GUIDELINES FOR SUPERVISION AND ASSESSMENT OF FOREIGN INVESTMENTS IN VIETNAM

Pursuant to the Investment Law dated June 17, 2020;

Pursuant to the Government’s Decree No. 29/2021/ND-CP dated March 26, 2021 on procedures for assessment of projects of national importance and investment supervision and inspection;

Pursuant to the Government’s Decree No. 31/2021/ND-CP dated March 26, 2021 on elaboration and guidelines for the implementation of the Law on Investment;

Pursuant to the Government’s Decree No. 86/2017/ND-CP dated July 25, 2017 on the functions, missions, authority and organizational structure of the Ministry of Planning and Investment;

At the request of the Head of Foreign Investment Agency;

The Minister of Planning and Investment promulgates a Circular on guidelines for supervision and assessment of foreign investments in Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. Scope of regulation

a) This Circular regulates the supervision and assessment of foreign investments in Vietnam.

b) The supervision and assessment of securities investment shall comply with the law on securities

2. Regulated entities

a) Regulatory bodies involved in foreign investment activities, i.e. ministries, ministerial-level bodies, provincial People's Committees, investment registries and investment authorities as per the laws on investment;

b) Foreign-invested enterprises and foreign-funded projects that are operating in the territories of Vietnam.

Article 2. Interpretation of terms

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) executed by foreign-invested enterprises, enterprises specified in clause 1 Article 23 of the Investment Law and certified in writing for registration of investment as per the laws;

b) based on business cooperation contracts involving foreign investors or foreign-invested enterprises or enterprises as per Section 1, Article 23 of the Investment Law.

2. Inspections of the state management of foreign investment are carried out on periodic or ad hoc basis by central state management bodies on investment registries with regard to:

a) The issuance, amendment and revocation of certificates of investment registration;

b) Management activities following the issuance of certificates of investment registration;

c) The abidance by schemes and plans that competent authorities have approved.

Article 3. Principles of the supervision and assessment of foreign investments

1. Exercise authority, functions, missions and processes intra vires as per the laws.

2. Conduct inspections that do not overlap or duplicate in terms of subjects, time and contents; cooperate with others in activities of supervision, inspection and assessment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Be open and transparent, cause no impediment or adversity against routine activities of organizations, foreign-invested enterprises and foreign-funded projects that are subjected to supervision and assessment.

Article 4. Authority to supervise, inspect and assess foreign investments

1. Ministry of Planning and Investment

a) Supervise and assess the state management activities regarding foreign investments;

b) Supervise and evaluate foreign-funded projects in general;

c) Projects whose approval is in the discretion of Prime Minister, National Assembly; projects with large scale and great influence on socio-economic development; and other projects as assigned by the Government or Prime Minister.

2. Specialized state management agencies

a) Lead the supervision and assessment if the foreign-funded projects in relation to the fields under their management comply with regulations of special laws.

Ministries, specialized ministries shall mandate specialized local authorities to lead in-depth inspections and assessments in relevant fields. The local specialized authorities shall send reports on results of supervision and assessment of the projects in local areas to the specialized ministries and investment registries in local areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Specialized ministries shall send reports on performance of inspection and supervision on annual basis to the Ministry of Planning and Investment for the latter to compile information by March 01 of the year that succeeds the reporting year.

c) Organize the general supervision, inspection and assessment of foreign investment activities in sectors and fields intra vires.

3. Provincial People’s Committees

a) Organize the general supervision, inspection and assessment of foreign investment activities under the management of local authorities;

b) Lead or assign the Department of Planning and Investment to lead and cooperate with specialized agencies and affiliates of the provincial People’s Committee to oversee and assess activities of foreign-invested enterprises and foreign-funded projects in local areas.

4. Investment registries shall oversee and assess foreign-invested enterprises and foreign-funded projects intra vires according to the laws on investment.

5. Foreign investors and foreign-invested enterprises shall oversee and assess projects on their own according to Article 70, point a clause 1, clause 2 Article 74 and clause 2 Article 96 of Decree No. 29/2021/ND-CP.

Chapter II

SUPERVISION OF FOREIGN INVESTMENTS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Matters to be monitored and methods of monitoring

1. Investment registries shall monitor the matters specified in clause 1 Article 71 of Decree No. 29/2021/ND-CP.

2. Investment authorities shall monitor the matters specified in clause 1 Article 72 of Decree No. 29/2021/ND-CP.

3. Methods of monitoring

a) Regular supervision;

b) Specialized supervision;

Article 6. Regular monitoring

1. Regulatory agencies, investment registries shall designate affiliated agencies and individuals to oversee and keep track of foreign-invested enterprises and projects within their assigned scope (hereinafter referred to as supervisors).

2. Supervisors collect documents and information and also cooperate with relevant agencies to review and reveal matters related to the projects. Foreign-invested enterprises, foreign-funded project investors, if necessary, shall be requested to provide documents for supervision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Supervisors expedite the implementation of reporting regulations.

5. Make and keep records of project management files.

Article 7. Specialized supervision

1. Supervisory bodies shall base on state management demands, data-acquiring operations, reports and relevant documents to establish a specific program or plan for supervising a foreign-invested enterprise or foreign-funded project intra vires. The foreign-invested enterprise or foreign-funded project shall be informed of the content and time of supervisory activities.

2. Supervisory bodies shall plan their specialized supervision of defined subjects, form supervisory teams, specify missions for each member of a team, and request the enterprise or project being supervised in writing for reports and documents thereof.

3. The supervisory team shall request foreign-invested enterprises to held meetings in which participants discuss the report, they present necessary matters to a supervisory team.

4. The supervisory team shall report to the supervisory body about the result of the former’s supervision of the enterprise or project. The content of the report shall conform to clause 1 Article 5 of this Circular.

5. The supervisory body shall review and evaluate the supervisory team’s report and have the foreign-invested enterprise or project supervised informed in writing of the findings regarding its strengths, weaknesses and errors (if any) and essential demands.

6. Supervisory bodies shall keep record of the supervisory team’s findings in project management files.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. Matters to be inspected from foreign-invested enterprises and foreign-funded projects

1. Progress of contribution to charter capital, progress of disbursal of the registered investment capital; contribution to legal capital (if regulated); total capital actualized out of the registered amount.

2. Progress of the project; implementation of the project's investment objectives; application of technologies regarding a project subject to appraisal of technology (technology to be applied compared to the technology appraised by the competent authority; installation of equipment and technological lines of the investment project); transfer of technology regarding to a project having technology transferring activities (subject matter, contents, method of technology transfer, results of technology transfer as agreed upon between the parties); investors’ fulfillment of commitments and requirements for investment activities, requirements for market access, incentives and supports upon the operation of the project.

3. Payment of financial duties to the government.

4. Implementation of legal regulations on labor, foreign exchange management, environment, land, construction, fire safety and other regulations of special laws.

5. Financial position of foreign-invested enterprises:

a) Value of assets contributed (e.g. land use right, machinery, equipment, intellectual property, and other assets as per the law);

b) Use of machinery and equipment that constituent fixed assets, materials and components imported for manufacturing which are exempt from import duty, according to the purpose of importation;

c) Inspection of the valuation of the enterprise and shares prior to listing in particular events of overvaluation of the value of the enterprise;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Settlement of accounts payable (e.g. bank loans, corporate bonds, and other loans);

e) Establishment and use of provisions, depreciation of fixed assets, recording of differences in currency exchange rates;

g) Distribution of profit(s) related to state-owned capital investment(s) in foreign-invested enterprises and foreign-funded projects;

h) Preservation of capital of state-funded enterprises and projects (i.e. investments to other enterprises and admission of partners investing into joint venture or associated business).

6. Other details of the implementation of investment projects, such as:

a) Abidance by regulations on supervision and assessment of investments and reporting regulations;

b) Compliance with remedial measures against the violations exposed.

7. For projects to which certificates of investment registration are issued, the content of inspections, apart from those defined in Sections 1 to 6 of this Article, shall include adherence to the decision on state approval of the investments, certificate of investment registration and certificate of business registration.

8. The content of an inspection may include all or parts of those defined in this Article according to the purpose and need of the inspection and to the nature and traits of the foreign-funded project.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Conformity of the project with relevant planning as per the planning law.

2. Authorities’ adherence to the laws on issuance, amendment, suspension, cessation of operation of projects, revocation of decision on approval for investment policies, certificate of investment registration of the investment registry as per the law.

3. Regulation of preferential treatments and supports for investment projects.

4. Supervision, assessment and support for investment upon issuance of decision on approval for investment policy, certificate of investment registration.

5. Summarization and reporting of the progress of investment projects as per regulations.

6. Ground clearance and compensation, land reclamation, land assignment.

7. The matters specified in clause 2 Article 71 of Decree No. 29/2021/ND-CP.

Article 10. Forms of inspection

1. Periodic inspection: Periodic inspections shall be carried out according to annual inspection plans approved by competent authorities that are stated in Article 4 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Specialized inspection: Specialized inspections shall occur upon request by specialized management authorities in accordance with special law with the aim of evaluating the implementation of legal regulations in relation to the fields under their management.

Article 11. Methods of inspection

1. Competent authorities shall conduct inspections by the following methods according to actual conditions and contents:

a) Through the National system of investment information;

b) Through reporting;

c) Through inspection teams or delegations.

2. An inspection may occur via one or various methods above to attain the highest efficiency according to specific missions.

Article 12. Establishment, modification and notification of periodic inspection plans

1. Inspection plans shall be made separately or included in the agenda of competent authorities as per Article 4 of this Circular. Inspection bodies, when necessary, can present inspection plants to the head of the competent authority for any revisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The form No. 1 issued together with this Circular shall be used to make inspection plans.

3. Ministry of Planning and Investment shall summarize annual plans for inspection by ministries and provincial People’s Committee of foreign-invested enterprises and foreign-funded projects nationwide. If inspection plans overlap, the Ministry of Planning and Investment shall notify bodies that have overlapping plans for revision.

4. Department of Planning and Investment shall summarize annual inspection plans of foreign-invested enterprises and foreign-funded projects in the related province or centrally-affiliated city. If inspection plans overlap, the Department of Planning and Investment shall notify bodies that have overlapping plans for revision.

5. Inspection plans shall be announced and published on the websites of the summarizing body and inspection body and on the national portal for foreign investments within 7 days from the date on which the inspection plan is approved by the competent authority.

Article 13. Inspection through the National system of investment information

1. Inspections through the national system of investment information shall occur on regular, periodic or ad hoc basis.

2. The inspection shall verify:

a) Details of the Decision on approval for investment policy, Certificate of investment registration;

b) Reporting by regulatory agencies;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Inspection through reporting

1. Inspections through reporting shall occur on periodic basis or upon request by individuals competent to or organizations designated to conduct inspections.

2. The content and delivery time of the report must conform to the request of the individual competent to or the organization or individual designated to conduct the inspection.

3. The body competent or designated to conduct the inspection shall consider report(s), process data, have data verified and make resultant report(s).

4. The organization inspected shall be given at least 20 working days to prepare its report from the date that it receives the request of the individual competent to or the body designated to conduct the inspection. In special events, the time for the organization inspected to prepare its report shall be at the discretion of the individual competent to conduct inspections.

Article 15. Establishment of inspection teams

1. Inspections that are carried out by inspection teams on regular basis or upon requests by bodies competent to conduct inspections. Competent authorities shall base on actual circumstances to cooperate with relevant bodies to carry out interdisciplinary or specialized inspections of investment activities. If a project undergoes 02 or more specialized inspections in a year, an interdisciplinary inspection team shall be formed.

2. Forming of inspection teams

a) The body designated shall draft primarily and present the Outline of inspection to the body competent to conduct the inspection, which shall then issue a decision to form the inspection team. Such decision must indicate the name of the subject inspected, personnel of the inspection team (i.e. leader, deputy leader, members), scope, form, content and time of the inspection, responsibilities of the inspection team, of the inspection body and relevant bodies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Purpose(s) and demand(s) of the inspection;

- Content of the inspection;

- Time and location of the inspection;

- Personnel of the inspection team;

- Assignments for members of the inspection team;

- Agenda of the inspection team;

- Estimated expenses of the inspection team.

c) The body leading the inspection shall be responsible for notifying the subject inspected and any relevant organizations (if any) in writing of the inspection (i.e. time, location, content of the inspection; documents to be available for the inspection).

Bodies leading inspections can use the format of the report to be made for the inspection in Appendix 2 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The inspection team shall be responsible for informing the organization inspected of the time and content of ad hoc inspections at least 01 work day prior to the date of inspection. The leader of an inspection team, when necessary, can set the time of an ad hoc inspection.

3. The duration of an inspection team’s operations shall be left to the discretion of the individual who issues the decision to form such team. However, the length of time of an inspection shall not exceed 20 work days upon its commencement. A complex inspection involving various bodies in (an) extensive area(s) may last longer; however, it shall be limited to at most 30 work days upon its commencement. The duration of an inspection against an enterprise or project shall not exceed 03 work days. The duration of a longer complex inspection shall not exceed 05 work days.

4. Realization of inspections

a) The leader of the inspection team shall be responsible for executing the specific inspection plan;

b) The inspection team shall be responsible for collecting, scrutinizing, analyzing and evaluating the information and documents related to the inspection. Such information and documents, if necessary, may be collated;

c) The team shall then verify the written record of inspection and make report(s). Such inspection record shall be completed upon the end of the duration of the inspection at the organization inspected. The record must bear the signatures of the leader of the inspection team or a team member mandated or designated (in case of an interdisciplinary inspection of various issues) and of the competent representative of the organization inspected in order to proceed to report and handle the result of the inspection;

d) Upon the end of the inspection at the premise inspected, the leader of the inspection team shall be responsible for informing the competent representative of the organization inspected in writing and handing over documents and equipment that it uses during the inspection.

Article 16. Expenditure

The expenditure for inspection activities of regulatory agencies shall be arranged and allocated from the annual state budget according to legal regulations of financial management and to Article 89 and Article 90 of the Government’s Decree No. 29/2021/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. In 20 work days upon the end of an inspection, the leader of the inspection team or the body leading the inspection shall be responsible for reporting the result of the inspection.

2. The draft of the inspection report must be sent to bodies participating in the inspection (in case of an interdisciplinary inspection) or to the members of the inspection team for opinions before being submitted to competent authorities. Bodies or members inquired must respond in writing in 05 work days upon the receipt of the draft report. A body or member that does not respond to the body leading the inspection in such period of time shall be deemed to consent to the draft report.

3. The content of the report shall indicate:

a) Grounds of the inspection;

b) Form of the inspection;

c) Time and location of the inspection;

d) Participants in the inspection;

dd) Name of the inspected organization;

e) Content of the inspection;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Opinions of participating bodies or members of the inspection team;

i) Recommendations of the organization inspected;

k) Remedial conclusions intra vires or remedial recommendations to competent authorities for the shortcomings. The report shall specify accepted opinions from participating bodies, members of the inspection or the organization inspected. Moreover, the report must indicate grounds that lead to the acceptance of such opinions. The report also states recommendations on handling shortcomings;

l) Other matters (if any).

4. The official inspection report shall be submitted to the authority competent to issue the inspection decision for further actions and to the Ministry of Planning and Investment for summarization.

5. Pursuant to the traits and events of the inspection, the report of inspection result and inspection completion shall be made within 10 days after receiving the report of the inspection team. The inspection report shall be published in one or some of these methods:

a) In a meeting with: The individual making the inspection decision, the inspection team, the subject inspected and related entities;

b) Through mass media;

c) On the website of the regulatory agency;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Upon request by related bodies and organizations.

Article 18. Rights, duties and responsibilities of bodies and organizations involved

1. Rights, duties and responsibilities of inspection bodies

a) Notify the organization inspected of the time and content of the inspection, send the inspection report to the organization inspected, report to competent authorities about the result of the inspection and remedial recommendations;

b) Request competent specialized state management bodies in local areas to cooperate and support the inspection;

c) Cope with or seek competent authorities’ timely treatments against entities that do not adhere to or misinterpret the laws, policies and legal regulations on investment;

d) Rectify or seek competent authorities’ rectifying inappropriate policies and legal regulations;

dd) Commend or seek competent authorities’ commending bodies and organizations conforming to the laws, policies and legal regulations on investment.

2. Rights, duties and responsibilities of organizations inspected

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Provide information and make report(s) strictly according to inspection bodies’ requests;

c) Make reports, provide authentic information and documents and assume liabilities to the law for the content of such reports, information and documents;

d) Adhere to decisions by inspection bodies;

dd) Have the right to lodge petitions and interpret conclusions of inspection bodies and competent individuals;

e) Be held responsible for failing or misinterpreting the laws, policies and legal regulations on investment.

Article 19. Processing of inspection findings

1. Competent entities, when receiving an inspection report, shall be responsible for processing the findings of such inspection. Such entities shall request competent authorities to handle issues ultra vires.

2. Findings of an inspection shall be processed in at most 15 work days upon the receipt of the inspection report.

3. Entities that defer or obstruct the authorities' verifying and processing of inspection findings shall be held liable to the law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

ASSESSMENT OF FOREIGN INVESTMENTS

Article 20. Content of finalization assessment

1. Contribution to the charter capital of the foreign-invested enterprise, to the legal capital (for conditional business lines) and to the investment capital of the project; mobilization and use of finances as per the laws; payments during the implementation of the project.

2. Progress of the project in comparison with that defined in the decision on approval for the investment policy or the certificate of investment registration.

3. Land use and labor use of the project; abidance by legal regulations on environmental protection.

4. Payment of financial duties to the government.

5. Evaluation of the realization of objectives, resources mobilized, work progress and benefits of the project.

6. Recommendations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Evaluation of the realization of investment objectives and scope (i.e. conformity to the plan, the decision on approval for the investment policy or the certificate of investment registration, relevant legal regulations).

2. Evaluation of the rate of completion (according to the content and progress registered or defined in the decision on approval for the investment policy or certificate of investment registration).

3. Evaluation of the efficiency of the investment (i.e. the use of labor and lands; fulfillment of financial duties to the state budget; rate of investment; transfer of technologies and experience, business and management skills.

4. Evaluation of the level of production technologies, transfer of technologies and experience, management and business skills.

5. Evaluation of the activities of reporting to state management agencies as per regulations.

6. Recommendations.

Article 22. Content of ad hoc assessment

1. Pertinence of the result of the project to the objectives of the investment.

2. Rate of completion of workloads in comparison with those defined in the written preliminary state approval of the investment or certificate of investment registration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Effects of unexpected occurrences on the implementation of the project and the achievability of the project’s objectives.

5. Recommendations.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 23. Implementation provision

1. This Circular comes into force as of April 1, 2022.

2. This Circular supersedes Circular No. 09/2016/TT-BKHDT dated June 30, 2016 of the Minister of Planning and Investment on guidelines for monitoring, inspection and assessment of foreign investments in Vietnam.

Article 24. Implementation

1. Ministries, agencies, provincial People’s Committees and investment registration agencies shall supervise, inspect and assess foreign investment activities under their management as per this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. During their implementation of regulations, entities shall refer difficulties to the Ministry of Planning and Investment for timely review and rectification./.

 

 

MINISTER




Nguyen Chi Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 02/2022/TT-BKHĐT ngày 14/02/2022 hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.159

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.191.214
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!