Đồng tiền bao thanh toán, trả nợ từ ngày 01/7/2024 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như thế nào?
Đồng tiền bao thanh toán, trả nợ từ ngày 01/7/2024 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 20/2024/TT-NHNN quy định về đồng tiền bao thanh toán, trả nợ như sau:
(1) Đối với bao thanh toán bên bán hàng:
Đồng tiền bao thanh toán là đồng tiền của khoản phải thu hoặc đồng Việt Nam.
(2) Đối với bao thanh toán bên mua hàng:
- Đồng tiền bao thanh toán là đồng Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư 20/2024/TT-NHNN;
- Đơn vị bao thanh toán được xem xét, quyết định bao thanh toán bằng ngoại tệ đối với khoản phải thu bằng ngoại tệ phù hợp với quy định pháp luật về quản lý ngoại hối và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Bên mua hàng là người không cư trú;
+ Bên mua hàng là người cư trú có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ bao thanh toán;
+ Bên mua hàng là người cư trú là doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu hằng năm để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu.
(3) Đồng tiền trả nợ bao thanh toán, trả phí bao thanh toán là đồng tiền bao thanh toán.
Trường hợp trả nợ bao thanh toán, trả phí bao thanh toán bằng đồng tiền khác thì thực hiện theo thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
Trường hợp khi đến hạn trả nợ bao thanh toán bằng ngoại tệ, khách hàng chứng minh được do nguyên nhân khách quan dẫn đến nguồn ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng bị chậm thanh toán, khách hàng không có hoặc chưa có đủ ngoại tệ để trả nợ bao thanh toán thì được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh ngoại hối để trả nợ bao thanh toán.
Trường hợp khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ tại đơn vị bao thanh toán, đơn vị bao thanh toán phải bán ngoại tệ cho khách hàng.
Trường hợp khách hàng mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán ngoại tệ phải chuyển số ngoại tệ đó cho đơn vị bao thanh toán.
Khách hàng phải bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã bán ngoại tệ cho khách hàng trong trường hợp có nguồn thu bằng ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó yêu cầu.
Đồng tiền bao thanh toán, trả nợ từ ngày 01/7/2024 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Lãi suất và phí bao thanh toán bao nhiêu?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 20/2024/TT-NHNN quy định về lãi suất và phí bao thanh toán như sau:
- Lãi suất và phí bao thanh toán do đơn vị bao thanh toán và bên mua hàng hoặc bên bán hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp thực hiện bao thanh toán hợp vốn, các bên tham gia bao thanh toán hợp vốn thỏa thuận mức phí bao thanh toán cho mỗi bên hợp vốn phù hợp với quy định của pháp luật.
- Khi đến hạn mà nợ bao thanh toán không được trả hoặc trả không đầy đủ theo thỏa thuận thì bên mua hàng hoặc bên bán hàng phải trả lãi như sau:
+ Lãi trên số tiền bao thanh toán chưa được hoàn trả theo lãi suất bao thanh toán đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn bao thanh toán mà đến hạn chưa trả;
+ Trường hợp bên mua hàng hoặc bên bán hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do đơn vị bao thanh toán và bên mua hàng hoặc bên bán hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
+ Trường hợp số tiền bao thanh toán bị chuyển nợ quá hạn thì bên mua hàng hoặc bên bán hàng phải trả lãi trên số tiền bao thanh toán quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất bao thanh toán trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
- Trường hợp áp dụng lãi suất bao thanh toán điều chỉnh, đơn vị bao thanh toán và bên mua hàng hoặc bên bán hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất bao thanh toán.
Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất bao thanh toán khác nhau thì đơn vị bao thanh toán áp dụng mức lãi suất bao thanh toán thấp nhất.
Hoạt động bao thanh toán được bảo đảm ra sao?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 20/2024/TT-NHNN quy định về bảo đảm cho hoạt động bao thanh toán như sau:
(1) Việc áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm do đơn vị bao thanh toán và khách hàng thoả thuận.
Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm của đơn vị bao thanh toán với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và quy định của pháp luật có liên quan.
(2) Khách hàng, bên bảo đảm phải phối hợp với đơn vị bao thanh toán để xử lý biện pháp bảo đảm khi có căn cứ xử lý theo hợp đồng bao thanh toán, thỏa thuận về biện pháp bảo đảm và quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?